Câu chuyện

Mâm cỗ ngày Tết hai miền Nam – Bắc giống và khác nhau như thế nào?

Mâm cỗ ngày Tết hai miền Nam – Bắc giống và khác nhau như thế nào?

Tết Nguyên đán là dịp những món ăn truyền thống được “lên ngôi”. Ở mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau, nhưng theo đó vẫn có nét tương đồng trong phong tục tập quán của người Việt ngày Tết ở từng món ăn.

Mỗi món ăn ở mỗi vùng miền lại có những nét đặc trưng riêng, mỗi món ăn sẽ có những nét văn hóa dân tộc mang lại cho người thưởng thức những dư vị đặc biệt.

Mâm cỗ ngày Tết của người Việt - Ảnh: internet

Mâm cỗ Tết ở hai miền Nam – Bắc có sự khác nhau rõ rệt, điều đó thể hiện phong tục đón Tết ở hai miền rất đặc trưng. Vậy mâm cỗ ngày Tết ở hai miền Bắc và Nam khác nhau như thế nào? Hãy cùng CPFoods tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Mâm cỗ miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc có lẽ nhiều nguyên tắc và giữ được nét truyền thống xưa hơn cả. Ở miền Bắc rất chú trọng đến hình thức và gia vị món ăn, vì thế cách nấu ăn và trình bày cũng cầu kì hơn những vùng miền khác.

Ở miền Bắc rất chú trọng đến hình thức và gia vị món ăn, vì thế cách nấu ăn và trình bày cũng cầu kì hơn những vùng miền khác - Ảnh: internet

Khi nói đến miền Bắc người ta sẽ nhắc đến bánh chưng xanh, mỗi gia đình không thể không có bánh chưng khi Tết đến xuân về. Trên mâm cỗ Tết mỗi gia đình miền Bắc bắt buộc phải có bánh chưng, đó cũng là nét văn hóa đặc trưng của miền Bắc từ xưa tới nay.

Mâm cỗ miền Bắc thường sẽ có 4 bát và 4 đĩa (không kể xôi, nước chấm, dưa hành) tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cỗ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu và đĩa cây mai.

Canh bóng thả là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc - Ảnh: internet

Bốn bát chính trong mâm cỗ Tết gồm một bát chân giò lợn hầm măng, một bát bóng thả, một bát miến và một bát mọc nấm thả. Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa và một đĩa chả quế. Ngoài ra, mâm cỗ còn bày thêm những món ăn khác như: thịt đông, giò thủ, cá kho riềng hay nộm su hào,… Để mâm cỗ đẹp mắt và đầy đủ hơn cũng không thể thiếu những món tráng miệng như: mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho,…

Tuy là cầu kì, nhiều món nhưng đối với người miền Bắc có đủ mới ngon, cũng như trong từng món ăn luôn luôn phải có đủ gia vị. Bởi gia vị là thứ quyết định món ăn đó có ngon và đặc biệt hay không. Hơn nữa, theo quan niệm của người Việt ta ngày Tết làm gì cũng phải đủ đầy thì năm mới sẽ no đủ và an vui.

Mâm cỗ miền Nam

Ở miền Nam lại không nhiều nguyên tắc và chuẩn mực như miền Bắc. Thường mâm cỗ ngày Tết sẽ bài trí đơn giản và không mấy cầu kì. Thường thì người Nam sẽ làm mâm cúng theo đúng điều kiện gia cảnh của mỗi gia đình và không nhất thiết phải có quá nhiều món ăn.

Mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam sẽ bài trí đơn giản và không mấy cầu kì - Ảnh: internet

Nếu bánh chưng là nét đặc trưng của miền Bắc thì đối với miền Nam bánh tét lại là thứ quà không thể thiếu trên mâm cỗ Tết ở đây. Bánh tét miền Nam có những nguyên liệu rất đa dạng và đẹp mắt, mỗi một loại bánh tét lại có cách kết hợp nguyên liệu, tạo hình và màu sắc khác nhau. Đó có thể là đòn bánh tét có phần nếp bên ngoài trộn lẫn với dừa nạo, đậu đen, lá cẩm, lá dứa… để cho ra đời những mẻ bánh có màu sắc bắt mắt cho mỗi dịp Tết đến xuân về.

Mâm cỗ miền Nam tất nhiên sẽ không thể thiếu món thịt kho tàukhổ qua nhồi thịt. Thịt kho tàu thể hiện sự sung túc, đủ đầy, còn với món khổ qua đó là mong muốn tất cả những khổ đau trong năm cũ sẽ qua đi và đón một năm mới may mắn. Theo đó, trong mâm cơm Tết của người miền Nam còn có những món ăn nguội như gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô – củ kiệu, giò heo nhồi, phá lấu, nem, lạp xưởng tươi…

Món thịt kho tàu thể hiện sự sung túc, đủ đầy - Ảnh: internet

Món khổ qua ở miền Nam với mong muốn tất cả những khổ đau trong năm cũ sẽ qua đi và đón một năm mới may mắn - Ảnh: internet

Đối với miền Nam món tráng miệng sẽ là các loại mứt trái cây đa dạng như: mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, mứt củ năng, bánh ít ngọt, kẹo thèo lèo và kẹo chuối…

Giữa miền Nam và Bắc có sự khác nhau nhất định, mâm cỗ Tết miền Bắc là nét đậm đà và truyền thống, còn miền Nam lại là sự phóng khoáng và ngọt ngào. Mâm cỗ miền nào cũng có sự khác nhau về món ăn và phong tục, nhưng ở đó đều mang ý nghĩa gìn giữ vị Tết cổ truyền, nhớ về cội nguồn và tổ tiên. Song, cũng đều mong muốn gia đình sum sầy, quây quần bên nhau để đón một mùa xuân ấm áp và bình an.

Để làm ra được những món ăn ngày Tết không thể thiếu thực phẩm của CP. Hãy đến ngay với CPFoods.vn để chọn cho gia đình mình những thực phẩm ngon, sạch và an toàn. Chúc mọi nhà một mùa xuân thêm ấm cúng và bình an.

Liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hotline: 0968.72.24.72 (Ms.Ngọc) hoặc truy cập vào trang web: https://cpfoods.vn để mua thực phẩm chất lượng nhé!

Đang xem: Mâm cỗ ngày Tết hai miền Nam – Bắc giống và khác nhau như thế nào?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng