Câu chuyện

Nét đẹp truyền thống trong ngày Tết cổ truyền

Nét đẹp truyền thống trong ngày Tết cổ truyền

Bao giờ cũng thế, ngày Tết cổ truyền luôn có những nét đẹp truyền thống thể hiện ở mỗi đất nước, mỗi vùng miền. Theo đó, ở mỗi vùng lại có những phong tục và tập quán riêng, đó cũng là nét đặc trưng của từng dân tộc.

Đối với người dân Việt Nam, Tết cổ truyền là nét đẹp thiêng liêng, là phong tục tập quán và là bản sắc dân tộc đặc trưng. Đối với người Việt, ngày Tết cổ truyền không chỉ là dịp để mọi người sum họp, quây quần bên nhau mà ở đó còn là sự lưu truyền và gìn giữ phong tục tập quán tốt đẹp.

Đối với người dân Việt Nam, Tết cổ truyền là nét đẹp thiêng liêng, là phong tục tập quán và là bản sắc dân tộc đặc trưng - Ảnh: internet

Dịp Tết cổ truyền sẽ có ba khoảng thời gian đón Tết, đó là Tất niên, Giao thừa và Tân niên. Ở mỗi khoảng thời gian sẽ có những hình thức chuẩn bị khác nhau. Hãy cùng CPFoods tìm hiểu những nét đẹp truyền thống đó ở bài viết sau nhé!

Tiễn ông Công ông Táo về trời

Khi cúng ông Công ông táo không thể thiếu cá chép - Ảnh: internet

Cứ vào ngày 23 tháng chạp hằng năm, phong tục tiễn ông Công ông Táo về trời chắc hẳn không còn xa lạ với người dân Việt. Người ta quan niệm, Táo Quân về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc của mình.

Khi cúng ông Công ông táo cũng không thể thiếu cá chép. Từ tương truyền bao đời nay cá chép luôn là phương tiện để giúp ông Táo về trời. Thường thì sẽ cúng cá chép còn sống, cúng xong sẽ thả cá chép về sông suối, ao, hồ với mong muốn ông Táo về trời được suôn sẻ và may mắn.

Dọn dẹp nhà cửa

Theo người Việt, dọn dẹp nhà cửa để tiễn năm cũ và chuẩn bị đón một năm mới sắp đến - Ảnh: internet

Theo người Việt, dọn dẹp nhà cửa để tiễn năm cũ và chuẩn bị đón một năm mới sắp đến. Người ta quan niệm, năm mới nhà cửa phải sạch, phải mới để những điều may mắn sẽ đến với mỗi gia đình. Trong ngày này, nhà cửa được quét dọn, lau chùi sạch sẽ, đồ đạc cũng được dọn dẹp và trang hoàng lại. Những đồ dùng trong nhà như chén bát được lau rửa hoặc mua mới để chuẩn bị cho mâm cơm Tết được chỉnh chu.

Theo đó, mỗi gia đình cũng trang trí cho căn nhà của mình bằng những loại cây cảnh mang không khí Tết như mai, đào, quất,… để chuẩn bị đón một năm mới sắp đến.

Đi chợ Tết

Chợ Tết - Ảnh: internet

Đi chợ Tết dường như là hoạt động khiến những đứa trẻ thích thú nhất. Những đứa trẻ vùng nông thôn chỉ háo hức nhất vào ngày này vì được đi đến chỗ đông người, được ngắm nghía chợ xuân. Đặc biệt là được mẹ dẫn đi mua đồ mới để mặc đi chơi Tết.

Còn với người lớn, đi chợ Tết chủ yếu để sắm đồ đạc trong nhà, mua thịt heo, thịt gà, lá dong, mua hành về gói bánh. Có nhà thì tranh thủ ra chợ mua cây mai, cành đào để về trưng Tết. Quan trọng không kém là mua mâm ngũ quả cho ngày xuân đủ đầy.

Xin chữ

Tết đến lại thấy bóng dáng ông đồ ở khắp phố xá, cổng chợ đến ngõ nhỏ - Ảnh: internet

Tết đến lại thấy bóng dáng ông đồ ở khắp phố xá, cổng chợ đến ngõ nhỏ. Người ta xin chữ với mong muốn bình an, con cháu được học con chữ mà thành người. Chữ được xin thường là câu đối, hay chữ Tâm, Đức, Phúc, Lộc, An,…

Hình ảnh bóng dáng ông đồ trong trang phục cổ truyền ngồi nắn nót từng nét chữ đã trở thành nét đẹp và là phong tục đẹp đẽ của người Việt - Ảnh: internet

Hình ảnh bóng dáng ông đồ trong trang phục cổ truyền ngồi nắn nót từng nét chữ đã trở thành nét đẹp và là phong tục đẹp đẽ của người Việt. Và theo đó, xin chữ cũng thể hiện tinh thần trọng chữ, trọng thầy của người Việt Nam ta. Để rồi cứ thấy ông đồ là thấy Tết.

Thăm mộ tổ tiên

Thường mỗi nhà sẽ đem theo hương đèn, hoa quả để cúng tổ tiên - Ảnh: internet

Cứ 23 tháng chạp đến 30 Tết là con cháu trong nhà sẽ đến thăm mộ tổ tiên, ông bà đã khuất. Vào ngày này con cháu sẽ đến để dọn dẹp và mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với gia đình. Thường mỗi nhà sẽ đem theo hương đèn, hoa quả để cúng tổ tiên. Đây là thời khắc cả gia đình tưởng nhớ, cùng nhau ôn lại kỉ niệm đã qua và chuẩn bị đón một năm mới may mắn sắp bắt đầu.

Gói bánh chưng, bánh tét

28 đến 30 Tết là thời điểm thích hợp nhất để gói bánh - Ảnh: internet

28 đến 30 Tết là thời điểm thích hợp nhất để gói bánh. Trước thời gian này nhà nhà đã chuẩn bị thịt heo, gạo nếp, đậu xanh,… để chuẩn bị nấu nồi bánh Tết. Gói bánh không chỉ là nét đẹp cổ truyền mà nó còn thể hiện sự khéo léo qua từng chiếc bánh được gói.

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ngồi trước bếp lửa cùng gia đình cùng canh nồi bánh chưng với không khí lành lạnh của ngày đông. Và đó cũng là kỉ niệm và tuổi thơ của những đứa trẻ qua bao thế hệ.

Cúng Giao thừa

Cúng Giao thừa là nghi lễ rất quan trọng khi bắt đầu một năm mới - Ảnh: internet

Cúng Giao thừa là nghi lễ rất quan trọng khi bắt đầu một năm mới. Theo ông cha, cúng Giao thừa để tiễn ông Hành cũ (Người coi khiển việc dân gian) sau khi đã hết nhiệm kỳ và đón ông Hành mới xuống coi khiển.

Việc cúng Giao thừa thường phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Trước thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người ta đều hy vọng những điều tốt đẹp, sự may mắn, tài lộc và bình an sẽ đến với mọi nhà.

Hái lộc

Bước sang một năm mới người Việt ta sẽ có phong tục hái lộc đầu năm để rước tài lộc và may mắn vào nhà - Ảnh: internet

Bước sang một năm mới người Việt ta sẽ có phong tục hái lộc đầu năm để rước tài lộc và may mắn vào nhà. Sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mỗi nhà sẽ chọn giờ tốt nhất để xuất hành và đi hái lộc. Hái lộc luôn là nét đẹp truyền thống của dân tộc qua bao thế hệ ở mỗi dịp Tết đến xuân về.

Đi lễ chùa đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm - Ảnh: internet

Đầu năm đi lễ chùa để cầu mong những điều tốt đẹp và bình an đến với người thân và gia đình. Không chỉ vậy, đi lễ chùa cũng là lúc mọi người được về với trốn linh thiêng, an lạc để tìm sự bình an trong tâm hồn, gạt bỏ đi những lo âu, phiền muộn trong năm cũ để đón một năm mới đến.

Xông đất

Xông đất có ý nghĩa mang may mắn, phát tài, phát lộc đến với mỗi gia đình - Ảnh: internet

Ngày đầu năm mới những gia đình người Việt sẽ có phong tục xông đất. Xông đất có ý nghĩa mang may mắn, phát tài, phát lộc đến với mỗi gia đình. Thường chủ nhà sẽ chọn người xông đất có tuổi hợp với gia chủ để công việc trong năm sẽ may mắn, suôn sẻ và gặt hái nhiều thành công.

Chúc Tết, mừng tuổi

Chúc Tết, mừng tuổi đầu năm - Ảnh: internet

Chúc Tết và mừng tuổi là nét đẹp truyền thống từ bao đời nay. Phong tục này thể hiện sự biết ơn những người nuôi dạy, dưỡng dục và dẫn dắt ta. Người Việt có câu: “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, cha có nghĩa là bên nội, mẹ là bên ngoại còn thầy có nghĩa là thầy, cô đã dạy ta từng nét chữ và kiến thức để thành công trên đường đời.

Vào ngày này mỗi gia đình sẽ mừng tuổi ông bà, cha mẹ, con cái để lấy hên cũng như gửi những lời chúc tốt đẹp đến mỗi thành viên trong gia đình. Con cái thì chúc cha mẹ sức khỏe, cha mẹ thì chúc con cái chăm ngoan, học giỏi và gặt hái được nhiều thành công.

Chúc Tết, mừng tuổi không chỉ đơn giản là lễ nghi mà qua đó còn là cơ hội để mỗi người thân trong gia đình thể hiện sự yêu thương, quan tâm nhau. Bởi lẽ những ngày thường không dễ dàng để chúng ta nói những lời yêu thương như thế!

Nét đẹp cổ truyền là mãi mãi, điều đó sẽ mãi lưu truyền qua từng thế hệ. Để mỗi dịp Tết đến xuân về, trong chúng ta sẽ có những kí ức khó quên.

Hãy đến ngay với CPFoods.vn để chọn cho gia đình mình những thực phẩm ngon, sạch và an toàn. Chúc mọi nhà một mùa xuân thêm ấm cúng và bình an.

Liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hotline: 0968.72.24.72 (Ms.Ngọc) hoặc truy cập vào trang web: https://cpfoods.vn để mua thực phẩm chất lượng nhé!

Bùi Ngoan

Đang xem: Nét đẹp truyền thống trong ngày Tết cổ truyền

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng