Câu chuyện

Bảo quản thực phẩm đúng cách - Khi nào nên bỏ thức ăn đi?

Bảo quản thực phẩm đúng cách - Khi nào nên bỏ thức ăn đi?

Quy trình bảo quản đúng cách giúp bạn không phải bỏ thức ăn đi quá nhiều, nhưng dù muốn hay không, chắc chắn theo thời gian bạn sẽ phải vứt bỏ một số thực phẩm của mình. Biết được thực phẩm có thể bảo quản trong bao lâu và các dấu hiệu cho thấy thực phẩm đã hư hỏng sẽ đảm bảo rằng bạn luôn dùng nguyên liệu sạch để chế biến đồ ăn, không tiếp xúc với các mầm bệnh.

1. Một vài cách bảo quản thực phẩm an toàn

  • Kiểm tra đồ ăn bằng cách ngửi mùi

Kiểm tra thức ăn bằng cách ngửi mùi an toàn hơn là nếm thử để quyết định xem thức ăn có còn khả năng sử dụng được nữa hay không. Nhưng không nên áp dụng cách này mọi lúc vì không phải tất cả vi trùng đều làm cho thực phẩm có mùi hoặc vị khó chịu. Tốt nhất là bạn nên dán nhãn và ghi ngày thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông để biết mình đã để được bao lâu. Nếu cảm thấy không chắc chắn đồ ăn thừa nào đó có còn sử dụng được hay không, đừng chần chừ mà hãy bỏ thức ăn đi: "Khi nghi ngờ, hãy ném nó ra."

  • Hướng dẫn “hai giờ/bốn giờ”

Phạm vi nhiệt độ được xem là “vùng nguy hiểm” để bảo quản thức ăn là từ 5°C đến 60°C, nơi hầu hết các vi khuẩn gây ngô độc thức ăn phổ biến thích hợp phát triển. Để tránh “vùng nguy hiểm”, hãy giữ để thức ăn nóng trên 60°C và bảo quản thực phẩm dưới 5°C.

Hướng dẫn “hai giờ/bốn giờ” cũng giúp tránh ngộ độc thực phẩm do đồ ăn thừa. Nếu thực phẩm dễ hư hỏng được đặt trong môi trường ở khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 60°C thì:

  • Dưới 2 giờ, bạn nên chế biến chúng ngay lập tức hoặc bảo quản một cách thích hợp.
  • Từ 2-4 giờ, chế biến chúng ngay lập tức.
  • Lâu hơn 4 giờ, hãy bỏ thức ăn đi.

Vì vậy, sau bữa trưa dài nếu vẫn còn đồ ăn thừa trên bàn trong một ngày nắng ấm, tốt nhất bạn nên loại bỏ thức ăn đi hoặc tiêu thụ ngay sau đó.

bỏ thức ăn đi

Kiểm tra thức ăn quá hạn bằng cách ngửi mùi

 

2. Nhận biết khi nào nên bỏ một số thực phẩm đi

  • Mayonnaise

Điều này áp dụng cho bất kỳ nước sốt hoặc loại salad nào - xà lách trộn, salad khoai tây, bơ – được làm với mayonaise. Bạn nên bỏ mayonaise đi nếu nó đã ở ngoài hơn 8 giờ khi nhiệt độ môi trường cao hơn 10oC. Ngoài ra, nếu nhiệt độ môi trường ấm hãy bỏ đi nếu nó được để bên ngoài từ 2 giờ trở lên. Tất nhiên bạn cũng không giữ lại mayonaise nếu nó đã quá ngày “hạn sử dụng” trên vỏ.

Nhiệt, ánh sáng và không khí dễ khiến cho bơ bị ôi thiu, có mùi vị chua hay khó chịu. Nếu bạn mới mua về từ cửa hàng, bơ có thể giữ tốt trong tủ lạnh của bạn tối đa 2 tuần. Tuy nhiên bơ nếu để ở ngăn đông lạnh, bạn có thể sử dụng trong tối đa 9 tháng nếu nó được bao bọc tốt bằng bì nhựa. Khi bạn muốn sử dụng và cần làm mềm bơ, chỉ cần để trên bàn từ 10 đến 15 phút.

  • Sữa

Vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong sữa, vì vậy hãy vứt bỏ sữa nếu có mùi khó chịu hoặc lấy ra để ngoài tủ lạnh hơn vài giờ. Sữa bảo quản trong tủ lạnh có thể sử dụng trong 2 tuần hoặc lâu hơn - đến ngày hết hạn. Bạn có thể đông đá sữa trong tối đa 3 tháng, tuy nhiên sữa sẽ mất kết cấu mịn vốn có.

  • Pho mát

Khi xuất hiện tình trạng nổi mốc ở pho mát, hãy bỏ chúng đi. Một số loại pho mát cũng có thể sử dụng được trong một thời gian ngắn mặc dù đã quá hạn sử dụng của nó. Các loại pho mát cứng như pho mát Cheddar có thể giữ được lâu. Nếu là loại pho mát mềm như Mozzarella hoặc Muenster, bạn có thể sử dụng kéo dài hàng tháng. Pho mát kem có thể để được từ 2 đến 3 tuần, nhưng các loại mềm hơn như pho mát tươi và Ricotta chỉ giữ được khoảng 10 ngày.

  • Thịt nấu chín

Bảo quản thịt gà hoặc thịt bò đã nấu chín trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 5 ngày, giăm bông dùng được trong tối đa 2 tuần. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý khi bạn chế biến bất kỳ loại thịt nào: rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi xử lý thịt hoặc cá sống. Sử dụng thớt và đồ dùng riêng khi chế biến cho thực phẩm khác.

  • Thịt bò chưa chế biến

Thịt bò chưa chế biến sử dụng tốt nhất trong 3 đến 5 ngày nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, tuy nhiên hãy vứt bỏ nó đi nếu qua thời gian này. Nếu thịt bò được đóng kín bằng hút chân không có thể kéo dài thời gian thêm vài ngày nữa.

Nếu để trong ngăn đông lạnh, thịt bò vẫn sử dụng an toàn trong nhiều tháng, mặc dù hương vị và chất lượng thịt đi xuống từ từ.

bỏ thức ăn đi

Loại bỏ thức ăn đi sau khi đã hư hỏng giúp bảo vệ sức khỏe của bạn

  • Thịt bò xay tươi

Thịt bò bảo quản theo thời gian nó sẽ tự nhiên hơi chuyển sang màu đỏ sẫm, nhưng điều này không có nghĩa là thịt bò không còn sử dụng được. Và điều hiển nhiên nó không giữ được lâu như thịt bò còn nguyên miếng, bạn bên sử dụng trong vòng 1 đến 2 ngày khi bảo quản thịt bò xay tươi trong ngăn mát tủ lạnh. Một phần nguyên nhân của vấn đề này là vi khuẩn có trên bề mặt thịt sẽ lẫn vào thịt khi xay. Khi bảo quản nó trong tủ đông, thịt bò xay tươi sẽ giữ được 3 hoặc 4 tháng.

  • Thịt lợn

Thịt lợn chất lượng tươi sẽ có màu hồng và săn chắc. Thịt lợn sẽ để được từ 3 đến 5 ngày trong ngăn mát tủ lạnh, lâu hơn nếu được bảo quản bằng hút chân không và kéo dài đến 6 tháng nếu được giữ trong tủ đông.

  • Thịt gà

Thịt gà ở dạng nguyên con hay đã chia thành từng miếng nhỏ, rút xương hoặc xay nhuyễn, tốt nhất nên sử dụng trong vòng 2 ngày. Nếu bạn đã làm đông thịt gà, hãy rã đông nó trong ngăn mát trong một ngày hoặc lâu hơn. Sau đó bạn có thể đông lạnh lại nếu không sử dụng, tuy nhiên điều này có thể làm thay đổi hương vị và kết cấu thịt gà. Bảo quản thịt gà bằng cách cho vào ngăn đông, bạn có thể dùng thịt trong:

  • Gà nguyên con: 12 tháng
  • Chia nhỏ thành từng miếng: 9 tháng
  • Gà xay: 3 đến 4 tháng
  • Nội tạng: 3 đến 4 tháng
  • Các loại thịt nguội

Quy tắc đầu tiên mà bạn nên nhớ là hãy luôn tuân theo mọi hướng dẫn sử dụng hoặc bỏ đi khi thức ăn quá hạn.

Xúc xích sẽ để được khoảng một tuần trong tủ lạnh sau khi bạn mở, 2 tuần nếu bạn chưa mở. Tương tự, thịt hộp dùng được từ 3 đến 5 ngày sau khi mở bao và 2 tuần nếu chưa mở. Việc đông lạnh bất kỳ loại thịt nguội nào giúp vi khuẩn hạn chế xâm nhập, nhưng chất lượng sẽ bắt đầu giảm sau 1 hoặc 2 tháng.

  • Trứng

Trứng sống có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3 đến 5 tuần. Có một phương pháp giúp bảo quản trứng trong thời gian dài hơn là bạn có thể đánh lòng đỏ và lòng trắng trứng với nhau rồi để vào hộp đậy kín và cho vào tủ đông.

Các món ăn được chế biến với trứng, như thịt hầm, bánh nướng và món tráng miệng, chỉ nên để trong ngăn mát từ 3 đến 5 ngày hoặc một hoặc hai tháng trong tủ đông.

Cá tươi nên được bảo quản trong ngăn đông lạnh. Nếu là cá tươi, cá sẽ có mắt trong và tròn, không bị dẹt hay vẩn đục, da cá căng bóng và mềm mại khi chạm vào không có chất nhờn màu trắng đục. Thịt cá phải thăn, thoảng mùi tươi và không bị thâm. Cá ươn có thịt mềm nhũn hoặc có mùi.

Nếu chưa chế biến bạn nên bọc cá bằng bao ni lông hoặc giấy bạc cất vào ngăn đông lạnh.

  • Loài sò hến

Loài sò hến khi đã không còn tươi sống ăn vào có thể gây ra bệnh nghiêm trọng, do đó đừng chần chừ bỏ đi khi không còn sử dụng được. Tốt nhất, bạn nên mua tôm, sò vào ngày bạn định sử dụng chúng. Nếu còn tươi sống, chúng sẽ đóng lại khi bạn dùng nĩa hoặc ngón tay gõ nhẹ vào chúng. Hảy bỏ đi những con sò, trai có vỏ bị nứt vỡ hay cảm thấy chúng đã chết.

 

  • Trái cây, rau củ

Cảm nhận của bạn chính là cơ sở để đánh giá rau củ còn tươi hay không. Đôi khi, bạn có thể cắt bỏ những phần trái cây và rau củ bị dập hoặc nhạt màu, và giữ lại phần còn tươi để sử dụng. Nhưng nếu phần lớn rau củ đã bị biến đổi màu sắc hay mùi vị, nhanh chóng để chúng vào sọt rác.

Rửa tất cả trái cây và rau củ ngay trước khi ăn, và nhớ dùng khăn giấy sạch để lau khô. Bảo quản rau củ trong tủ lạnh, đặc biệt là các loại được đóng gói sẵn. Đừng bao giờ giữ lại nếu trái cây hay rau củ tiếp xúc với nước chảy ra từ thịt sống, gia cầm hay hải sản.

Việc bảo quản thực phẩm đúng không những giúp đảm bảo được giá trị dinh dưỡng mà còn giảm nguy cơ đến từ tình trạng ngộ độc thực phẩm mà ra.

Tổng hợp

Đang xem: Bảo quản thực phẩm đúng cách - Khi nào nên bỏ thức ăn đi?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng