Thị trường

Nghịch lý: Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 180.000 tấn thịt gà mặc dù nguồn cung trong nước còn đang dư thừa

Nghịch lý: Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 180.000 tấn thịt gà mặc dù nguồn cung trong nước còn đang dư thừa

Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos Việt Nam vừa công bố báo cáo đánh giá thị trường tiêu thụ thịt và chăn nuôi Việt Nam, qua đó cho thấy sau dịch Covid-19 xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe ngày càng tăng cao. Đặc biệt, người tiêu dùng cho rằng, sức khoẻ tốt bắt nguồn từ thực phẩm tốt nên thay đổi trong lựa chọn loại đạm tiêu thụ. Do đó, thịt chứa nhiều cholesteron dần không còn là lựa chọn hàng đầu.

Theo Ipsos Việt Nam, những năm gần đây thịt gà được người dân tiêu thụ nhiều hơn. Năm 2021, lượng thịt gà tiêu thụ là 17,8 kg/người, năm 2022 tăng lên 18,3kg.

Tiêu thụ thịt gà được dự báo tăng trưởng nhanh chóng nhưng thực tế khó gia tăng đột biến. Bởi, từ khi Việt Nam kí các hiệp định thương mại tự do, thịt nhập vào Việt Nam được loại bỏ hoàn toàn thuế quan dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt khi giá gà nhập khẩu vẫn luôn duy trì ở mức thấp.

Nguồn cung trong nước dư thừa, Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 180.000 tấn thịt gà
Nguồn cung trong nước dư thừa, Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 180.000 tấn thịt gà

Chỉ tính riêng năm 2022, giá trị lượng thịt gà trắng nhập khẩu đã chạm mức 237 triệu USD với khoảng 178.000 tấn thịt, bất chấp nguồn cung trong nước vốn đã dư thừa.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại Việt Nam chỉ xuất được 1.000 tấn với tổng trị giá 2,2 triệu USD. Như vậy, giá thịt gà xuất khẩu khoảng 2,2 USD/kg thì thịt gà nhập khẩu bình quân chỉ 1,33 USD/kg.

Giữa lúc chăn nuôi gà đang tìm giải pháp hạ giá thành để cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ thì chi phí chăn nuôi lại tăng lên khi giá cám tăng đến 6 lần chỉ trong vòng nửa năm. Theo tính toán và phân tích của Ipsos, phải đến quý II hoặc quý III/2023 giá cám tại Việt Nam mới bắt đầu ổn định hơn và giảm giá theo xu hướng chung của toàn cầu.

Đối với thịt heo, thống kê tại thời điểm tháng 10/2022 của Ipsos Việt Nam, lượng tiêu thụ thịt heo ở mức 24,5 kg/người, thấp hơn nhiều so với năm 2018 là 31,4 kg.

Ipsos cho rằng, chăn nuôi heo trong năm 2022 chịu ảnh hưởng lớn bởi sự bùng phát trở lại dịch tả heo châu Phi. Chỉ trong năm tháng, tại thời điểm giữa năm 2022, tổng đàn heo nái trên cả nước đã thâm hụt gần 200.000 con. Hơn thế nữa, chi phí chăn nuôi liên tục tăng cao, tình trạng bỏ hoặc tạm ngừng chăn nuôi ở phân khúc trại nông hộ diễn ra khá phổ biến.

Tuy nhiên, trong năm 2023 sự hạ nhiệt của dịch bệnh được dự báo sẽ giúp hồi phục thị trường chăn nuôi heo. Sự chuyển dịch từ trại nông hộ sang trại công ty với sự mở rộng của mô hình trại gia công liên kết góp phần ổn định lượng heo cung ứng ra thị trường.

Do đó, dù tiêu thụ thịt heo được dự báo khó có thể hồi phục như năm 2018 nhưng vẫn trên đà tăng trưởng. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi heo trong nước. Theo nhận định của Ipsos, giai đoạn 2023-2025 chăn nuôi heo vẫn tiếp tục tăng 3%-5%/ năm.

 

Theo- cong thuong.vn

Đang xem: Nghịch lý: Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 180.000 tấn thịt gà mặc dù nguồn cung trong nước còn đang dư thừa

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng