Góc ẩm thực

Mâm cúng ông Công ông Táo cần những gì? Ý nghĩa của phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt.

Mâm cúng ông Công ông Táo cần những gì? Ý nghĩa của phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt.

Tết ông Công ông Táo là nét đẹp trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Liệu bạn đã biết rõ nguồn gốc, ý nghĩa Tết ông Táo cũng như một mâm cúng ông Táo đơn giản gồm những gì?

Nguồn gốc ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo là một trong những tục lệ lâu đời trong văn hóa người Việt. Theo đó, cứ ngày 23 tháng chạp hàng năm, nhà nhà lại chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất cùng với vàng mã và đặc biệt là cá chép vàng để tiễn ông Táo về chầu trời. Tuy vậy, nhiều người nhất là thế hệ trẻ chưa hiểu rõ về nguồn gốc, ý nghĩa hay mâm cúng ông táo đơn giản gồm những gì.

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Sau đó, người Việt chuyển thành sự tích táo Quân gồm 3 vị thần: thần Đất, thần Bếp, thần Nhà. Người dân quen gọi chung là táo Quân hay ông Táo. Theo đó, vào ngày 23 tháng chạp, ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo tình hình năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng. Đến đêm giao thừa, ông táo sẽ quay về hạ giới tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

nguồn gốc ông Công ông Táo

Truyện xưa kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì chuyện nhỏ mà Trọng Cao đánh vợ rồi đuổi đi. Thị Nhi buồn bã, lang thang đến một xứ khác rồi gặp Phạm Lang, 2 người phải lòng nhau sau đó kết duyên vợ chồng.

Trọng Cao sau đó day dứt, ân hận quá nên đi tìm vợ. Anh đi kiếm khắp nơi, ngày này qua tháng nọ đến hết cả gạo tiền phải đi xin ăn. Một hôm, Trọng Cao tình cờ tìm đúng nhà Thị Nhi xin cơm, lại đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Nhận ra chồng cũ, Thị Nhi không quên ân nghĩa vợ chồng xưa nên mời vào nhà và nấu cơm mời Trọng Cao. Chớ trêu thay, đúng lúc đó thì Lang trở về. Vì sợ bị chồng mới nghi oan, Thị Nhi đã giấu Trọng Cao ở đống rơm sau nhà.

Đêm hôm ấy, Phạm Lang đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Thị Nhi xót thương, lao vào đống lửa định cứu Trọng Cao. Thấy vậy, Phạm lang nhảy theo vào cứu vợ khiến cả 3 chết cháy. Cảm động trước tình nghĩa của 3 người dành cho nhau, Ngọc Hoàng phong cho 3 người làm vua bếp để họ được ở bên nhau. Trong đó, người vợ gọi là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa trong nhà, chồng cũ là thổ địa trông coi việc trong nhà còn chồng mới là Thổ công trông coi việc trong bếp.

Ý nghĩa ngày Tết ông Công ông táo

Dân gian ta quan niệm rằng, mở đầu năm mới bằng tết Nguyên đán và kết thúc bằng Tết ông Táo. Lễ tiễn đưa ông Táo chầu Trời được xem là nét đẹp trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Đến đêm giao thừa, ông Táo lại trở về ăn Tết cùng gia đình, bắt đầu một năm mới. Hệ thống lễ Tết thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.

Ý nghĩa tết ông Công ông Táo

Sau khi táo Quân bẩm báo những việc thiện cũng như việc ác, mọi việc lớn nhỏ trong năm qua tới Ngọc Hoàng, ngài sẽ dựa vào đó để khen thưởng hay trách phạt gia chủ. Tết ông Công ông Táo là dịp để gia chủ tỏ lòng biết ơn tới các vị thần cai quản bếp núc, nhà cửa, chợ búa cho gia đình mình. Gia chủ sẽ soạn mâm lễ thật tươm tất, thành tâm  mong muốn ông Táo “nói tốt” với Ngọc Hoàng cho gia đình mình, cầu sang năm mới được nhiều tài lộc, bình an

Trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, không thể thiếu 2-3 con cá chép vàng thả trong bát nước. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ đem cá phóng sinh ở ao hồ… đây như phương tiện để ông Táo chầu trời. Hơn nữa, tục phóng sinh còn thể hiện lòng từ bi, nhân ái của người Việt.

Ngày ông táo về trời 2024

Theo đó, ngày ông táo về trời 2024 rơi vào thứ Sáu, ngày 23/12/2023 âm lịch, tức ngày 2/2/2024 dương lịch. Tuy nhiên, tùy vào từng gia đình mà có thể cúng ông Công ông Táo vào trước ngày đó đều được.

Mâm cúng ông táo đơn giản gồm những gì?

Lễ vật cũng ông công ông táo

– Miền Bắc: cá chép vàng. Thường sẽ là 3 con cá chép sống thả vào chậu, sau khi cúng xong thì phóng sinh xuống sông, ao, hồ

cá vàng cúng ông Công ông Táo

– Miền Trung: Cúng 1 ông ngựa giấy với yên và cương. Cúng xong đem hóa cùng vàng

– Miền Nam: Cúng đơn giản với mũ, áo, đôi hia. Cúng xong đem hóa cùng vàng

Mâm cúng ông táo gồm những gì

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo là cách người Việt thể hiện sự biết ơn đối với các vị Thần, cầu mong một năm mới may mắn, sức khỏe, hạnh phúc, tiền tài. Mâm cúng ông Táo không cần phải quá sang trọng, mâm cao cổ đầy mà chỉ cần thành tâm là được. Tùy vào điều kiện kinh tế và thời gian mà mỗi gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hay mặn để dâng cúng ông Táo. Một mâm cúng ông Táo cơ bản sẽ gồm có

+ 1 con Gà luộc (để nguyên con hoặc chặt tùy ý) hoặc thịt luộc

gà luộc cúng ông Táo

+ 1 đĩa Xôi hoặc bánh chưng
+ 1 bát canh mọc hay canh măng
+ 1 đĩa xào thập cẩm
+ 1 đĩa giò lụa hoặc giò tai
+ 1 đĩa nem rán
+ 1 đĩa gạo
+ 1 đĩa muối
+ Đĩa hoa quả tươi
+ Cau, trầu

cau trầu cúng ông Táo


+ Rượu
+ Lọ hoa tươi
+ Tiền, giấy vàng
+ 3 mũ táo Quân: gồm 1 mũ táo bà không có cánh chuồn và 2 mũ táo ông có cánh chuồn
+ Hài táo quân: 1 đôi hai nữ và 2 đôi hài nam
+ Quần áo cho các Táo

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân thì thắp hương ở ban thờ này. Còn không thì sẽ thắp ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng ở bếp.

Gợi ý một số mâm cỗ cúng ông công ông táo

Sẽ không có một bắt buộc nào rằng mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải có cái này có cái kia. Mâm cúng thể hiện lòng biết ơn của gia chủ với các vị thần nên chỉ cần thành tâm là được. Tết 2024 này, nếu chưa biết chuẩn bị mâm lễ cũng ông Táo như nào thì bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé.

 

mâm cúng ông táo đơn giản

Mâm cúng ông táo với những món quen thuộc: Gà luộc, Canh bóng tha, Canh măng móng giò, Nem rán, Cải thìa xào nấm, Bắp bò ngâm mắng, Bánh chưng + hành muối, Giò lụa. Ảnh @Nhungngo

mâm cúng ông công ông táo

Ảnh @Nhungngo

mâm cơm cúng ông Táo

Ảnh @HoangThaoNguyen

mâm cúng ông táo đơn giản 1

Ảnh @Nhungngo

mâm cúng ông táo đơn giản 2

Ảnh @Dungthu

mâm cúng ông táo đơn giản 3

Dường như mâm cúng ông Táo miền Bắc không thể thiếu một bát canh giò heo hầm măng khô. Ảnh @Vuthanhhoan

mâm cúng ông táo đơn giản 4

Mâm cúng ông táo gồm: Bò sốt tiêu đen ăn cùng bánh bao chiên, Thịt gà luộc, Rau củ xào thập cẩm, Bánh chưng, Nem rán, Giò bê, Canh móng giò củ quả, Xôi gấc. Ảnh @Vuthanhhoan

mâm cúng ông táo đơn giản 5

mâm cúng ông táo đơn giản 6

mâm cúng ông táo đơn giản 7

mâm cúng ông táo đơn giản 8

mâm cúng ông táo đơn giản 9

Ảnh @Tohunggiang

mâm cúng ông táo đơn giản 10

Mâm cúng ông táo vừa ngon miệng lại vừa bắt mắt. Ảnh @Tohunggiang

mâm cúng ông táo đơn giản 11

mâm cúng ông táo đơn giản 12

Mâm cúng ông Táo tươm tất với: Gà luộc, Tôm hấp nước dừa, Cải thìa xào nấm, Chả cá chiên, Xào rau củ, Nem rán, Miến xào, Xôi gấc, Thạch cá Koi, Bánh trôi chay

mâm cúng ông táo đơn giản 13

 

mâm cúng ông táo đơn giản 14

Hi vọng bài viết trên đây sẽ là những kiến thức bổ ích về nguồn gốc, ý nghĩa của Tết ông Công ông Táo trong văn hóa người Việt. Cùng còn vài ngày nữa là hết năm rồi, hãy cùng gia đình chuẩn bị những mâm cũng ông Táo đơn giản nhưng thật chu đáo cho ngày lễ này nhé.

Tổng hợp

Đang xem: Mâm cúng ông Công ông Táo cần những gì? Ý nghĩa của phong tục cúng ông Công ông Táo của người Việt.

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng