Chế độ dinh dưỡng không trực tiếp gây ra các bệnh về thận. Nhưng việc giữ thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên hấp thụ các chất khiến thận phải hoạt động nhiều hơn bình thường thì hoàn toàn có thể. Trong bài viết này, hãy để CPFOODS giúp bạn giải đáp câu hỏi ăn gì tốt cho thận, đồng thời giới thiệu các loại thực phẩm nên ưu tiên thêm vào bữa ăn của mình.
Chế độ ăn tốt nhất cho thận là như thế nào?
Chế độ ăn tốt nhất cho thận là chế độ nạp một lượng dinh dưỡng vừa đủ vào cơ thể nhằm đảm bảo thận không hoạt động quá tải. Chế độ này vẫn cần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Nhưng song song đó, hàm lượng của một số dưỡng chất như natri, kali, phốt pho, nước,… sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt. Bởi vì chúng có thể gây ra hiện tượng tích tụ trong cơ thể, cản trở hoạt động của thận nói riêng và các cơ quan khác nói chung.
Ăn gì tốt cho thận là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm (Nguồn: Internet)
Ăn gì tốt cho thận?
Chọn thực phẩm ít muối, natri tốt cho thận
Chế độ dinh dưỡng tốt cho thận luôn bao gồm các loại thực phẩm ít muối và natri. Khi cắt giảm dư lượng đến từ những chất này, bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp – nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh suy thận. Các nhóm thực phẩm ít muối và natri nên thường xuyên bổ sung vào chế độ ăn là:
- Rau củ quả: Cải bó xôi, củ cải, cà rốt.
- Trái cây: Dưa hấu, dâu, táo, lê.
- Ngũ cốc và hạt: Ngô, gạo lứt, yến mạch, hạt lanh, hạt chia, hạt hướng dương.
- Protein lành mạnh: Nạc gà không da, cá hồi, trứng, sữa chua.
Người có thể trạng thận yếu nên dung nạp các loại thực phẩm ít natri (Nguồn: Internet)
Lựa chọn thực phẩm ít kali nếu bị bệnh suy thận
Nếu mắc các bệnh về thận hoặc có thể trạng thận yếu, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm ít kali. Như vậy cơ thể dễ lọc và đào thải khoáng chất này hơn, tránh tình trạng tăng kali trong máu gây rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực phẩm ít kali được chia theo các nhóm sau:
- Rau cải: Cải bó xôi, cải lưới, bắp cải.
- Trái cây: Dứa, lê, táo.
- Các loại ngũ cốc và hạt: Gạo trắng, mì, yến mạch.
- Nguồn đạm: Các loại nạc cá, gà không da, trứng.
- Thực phẩm khác: Bánh mì trắng, mì ống, bơ, dầu oliu, đậu tương.
Cải bó xôi là thực phẩm chứa ít kali tốt cho thận (Nguồn: Internet)
Thực phẩm ít phốt pho cho những ai bị bệnh thận
Người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn III, IV và V cần ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm chứa ít phốt pho. Bởi vì khi thận yếu, cơ thể không có đủ khả năng lọc khoáng chất này khỏi máu một cách nhanh chóng, hiệu quả. Dư lượng phốt pho từ đó có thể làm tăng canxi huyết, gây loãng xương, xơ cứng động mạch,… Một số thực phẩm chứa ít phốt pho mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống là:
- Trái cây tươi: Táo, mận, nho, quýt, dâu tây, dưa hấu, dứa.
- Rau củ quả: Rau xà lách, cải bó xôi, bắp cải, bông cải, dưa leo, ớt chuông, măng tây, đậu xanh, cà tím.
- Tinh bột: Cơm, bánh mì, mì ống, cám gạo.
- Nguồn đạm lành mạnh: Nấm đông cô, phi lê cá, ức gà bỏ da, lòng trắng trứng.
Dứa là một trong những loại thực phẩm ít phốt pho (Nguồn: Internet)
Đồ ăn có hàm lượng protein thấp
Tiêu thụ thực phẩm chứa hàm lượng chất đạm cao có thể làm tăng nồng độ axit uric trong huyết thanh, gây tăng huyết áp và làm giảm lưu lượng máu chảy đến thận. Từ đó thúc đẩy nguy cơ bị suy thận cấp/ mạn tính và sỏi thận. Do đó, việc ưu tiên đồ ăn ít protein là rất quan trọng với người có thể trạng thận yếu hoặc mắc bệnh. Một số cách để kiểm soát lượng đạm nạp vào cơ thể thông qua đồ ăn mà bạn có thể tham khảo qua là:
- Đảm bảo không ăn quá 55 – 85g thịt đỏ/ nạc cá/ ức gà trong một bữa ăn, tuân thủ giới hạn chất đạm tiêu thụ mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ khi đang điều trị các bệnh lý về thận.
- Hạn chế thịt đỏ, ưu tiên sử dụng đạm lành mạnh từ các loại đậu, trứng, sữa, nạc cá, ức gà bỏ da,…
Người mắc các bệnh liên quan đến thận nên chú ý không nạp quá 55 – 85g thịt đỏ/nạc cá/ức gà trong bữa ăn (Nguồn: Internet)
Thực phẩm ít oxalate để hạn chế bị sỏi thận
Thực phẩm giàu oxalate dễ làm tăng nguy cơ tái phát sỏi thận ở nhóm đối tượng có tiền sử mắc bệnh này. Danh sách các loại thực phẩm chứa hàm lượng oxalate cao mà người có thể trạng thận yếu nên tránh gồm cám gạo, kiều mạch, hạt hạnh nhân, cải bó xôi, khoai tây, đậu bắp, củ cải, bơ, cam, bưởi, mâm xôi, dứa, chà là, kiwi,…
Thành phần của kiwi chứa rất nhiều oxalate, không phù hợp với người có thể trạng thận yếu (Nguồn: Internet)
TOP 15 thực phẩm bổ thận giúp thận luôn khỏe mạnh
Ăn gì tốt cho thận? Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà bạn nên ưu tiên thêm vào chế độ dinh dưỡng của mình, nhất là với những người có thể trạng thận yếu hoặc mắc bệnh liên quan.
Cá chẽm
Hàm lượng Omega 3 dồi dào chứa trong cá chẽm rất tốt cho những người đang điều trị bệnh lý về thận. Thực phẩm này cũng giúp giảm viêm, chống trầm cảm lo âu. Tuy nhiên, khi thêm cá chẽm vào chế độ dinh dưỡng, bạn nên chú ý kiểm soát hàm lượng để cơ thể không hấp thụ quá nhiều phốt pho.
Cá chẽm giàu Omega 3 rất tốt cho thận (Nguồn: Internet)
Khoai lang
Hàm lượng kali chứa trong khoai lang giúp giảm tình trạng tích tụ chất lỏng do khoáng chất natri gây ra cho thận. Tuy nhiên, người mắc bệnh suy thận mạn tính hoặc đang trong quá trình lọc thận nên hạn chế dùng loại thực phẩm này vì chúng có lượng kali khá cao.
Hàm lượng kali trong khoai lang giúp trung hòa khoáng chất natri tích tụ trong thận (Nguồn: Internet)
Các loại quả mọng
Thành phần của các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, nho… sở hữu các chất có khả năng bảo vệ và cải thiện chức năng thận hiệu quả, cụ thể là:
- Axit ellagic: Giảm thiểu nguy cơ và ngăn chặn sự tiến triển của suy thận mạn do nhiễm độc
- Anthocyanins: Cải thiện chức năng thận, đặc biệt là ở bệnh nhân suy thận do tiểu đường
- Resveratrol: Ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận mạn tính, giảm thiểu nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh này.
Các loại quả mọng chứa nhiều chất có lợi cho chức năng thận (Nguồn: Internet)
Rau lá xanh đậm
Rau lá xanh đậm chứa nhiều chất xơ, do đó hỗ trợ kiểm soát tốt lượng đường huyết và hạ áp lực máu – những tác nhân phổ biến dẫn đến tình trạng suy thận. Hàm lượng chất xơ trong rau cũng giúp cơ thể ưu tiên giữ canxi ở ruột, hạn chế khoáng chất này tiến vào thận, kết tủa và tạo thành sỏi thận (canxi oxalate).
Rau lá xanh đậm có hàm lượng chất xơ cao (Nguồn: Internet)
Bắp cải
Bắp cải là thực phẩm chứa ít kali, phốt pho và natri nên rất phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn uống của người mắc các bệnh về thận. Ngoài ra, bắp cải cũng chứa hàm lượng calo thấp, giúp ngăn ngừa tăng cân và giảm nguy cơ mắc bệnh thận do béo phì.
Hàm lượng kali, phốt pho và natri trong bắp cải rất phù hợp cho người có thể trạng thận yếu (Nguồn: Internet)
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ chứa hàm lượng natri rất ít giúp giảm áp lực lọc và đào thải khoáng chất này cho thận. Bên cạnh đó, chúng còn giàu các loại vitamin A, C, E và hợp chất flavonoids giúp tránh khỏi nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận, đó là tổn thương do oxy hóa.
Hàm lượng natri trong ớt chuông đỏ hầu như rất ít (Nguồn: Internet)
Hành tây
Hành tây vừa giúp tạo hương vị cho món ăn thay muối lại không chứa natri rất tốt cho thận. Loại thực phẩm này cũng cung cấp mangan, vitamin B, vitamin C và đặc biệt là hợp chất prostaglandin giúp làm giảm độ nhớt của máu một cách tự nhiên, ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao.
Hành tây có thể dùng thay muối để tạo hương vị cho món ăn (Nguồn: Internet)
Măng tây
Măng tây chứa nhiều quercetin – hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids có tác dụng ngăn ngừa tăng huyết áp, hạn chế tình trạng suy thận. Chúng cũng giúp loại bỏ độc tố và muối khoáng dư thừa ra khỏi thận nhanh hơn, hỗ trợ ngăn ngừa sỏi thận nhờ vào đặc tính sinh học như một loại thuốc lợi tiểu.
Nhờ vào các hợp chất chứa oxy hóa trong thành phần, măng tây có tác dụng ngăn ngừa huyết áp và bảo vệ tốt cho thận (Nguồn: Internet)
Tỏi
Theo thống kê, một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thận mạn tính là tăng huyết áp. Do đó, tỏi chứa nhiều allicin – hợp chất chống oxy hóa có tác dụng điều hòa huyết áp, được đánh giá là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của người mắc các bệnh lý về thận.
Tỏi giúp giải quyết vấn đề về huyết áp – nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về thận (Nguồn: Internet)
Bông cải
Bông cải cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm vitamin K, folate và chất xơ. Hàm lượng 9,3mg natri, 88mg kali, 20mg photpho và 1gr protein có trong 62gr bông cải tươi nhìn chung giúp người bệnh không dung nạp quá nhiều chất gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận.
Hàm lượng dinh dưỡng trong bông cải giúp người mắc bệnh về thận không nạp quá mức cho phép (Nguồn: Internet)
Nho đỏ
Nho đỏ có hàm lượng protein rất thấp, chỉ ở mức 0.5mg nên rất phù hợp với người mắc các bệnh về thận. Loại nho này cũng cung cấp chất chống oxy hóa flavonoid hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường và nhiều tình trạng bệnh khác.
Nho đỏ có hàm lượng protein rất thấp (Nguồn: Internet)
Dưa hấu
92% thành phần trong dưa hấu là nước. Vì vậy, việc bổ sung dưa hấu vào chế độ ăn uống dù dưới hình thức nào đều giúp cơ thể tăng cường bài tiết nước tiểu, hỗ trợ phòng ngừa và phân hủy sỏi thận. Ngoài ra, dưa hấu cũng chứa nhiều lycopene có khả năng chống oxy hóa bằng cách phá vỡ các gốc tự do có hại, bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện.
Dưa hấu chứa nhiều nước nên rất lợi tiểu, giúp ngăn ngừa các bệnh về thận (Nguồn: Internet)
Nấm đông cô
Nấm đông cô chứa ít kali hơn các loại nấm khác nên có thể bổ sung vào khẩu phần ăn cho người bệnh mạn tính mà không cơ thể nạp lượng khoáng chất quá mức. Hơn cả thế, thực phẩm này cũng chứa nhiều vitamin nhóm B, protein lành mạnh,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm và ngăn ngừa các bệnh lý về thận.
Nấm đông cô không chỉ cung cấp nguồn đạm cho cơ thể mà còn có hàm lượng kali rất ít (Nguồn: Internet)
Một số thực phẩm mà người bị thận không nên ăn
Nếu có thể trạng thận yếu hoặc đang trong quá trình điều trị các căn bệnh liên quan, bạn nên chú ý cắt giảm và hạn chế các loại thực phẩm dưới đây trong chế độ ăn uống.
- Trái cây: Bơ, mơ, chuối, cam, nho khô.
- Rau củ quả: Rau bina nấu chín, khoai tây, cà chua, dưa chua, đậu.
- Nguồn đạm: Gạo lứt, bánh mì nguyên cám, cám ngũ cốc, yến mạch; thịt chế biến.
- Khác: Bánh quy, sữa, thực phẩm đóng hộp.
Hầu hết những thực phẩm trên đây đều chứa hàm lượng kali, phốt pho và natri cao, khi hấp thụ quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thận.
Người bị thận nên hạn chế dung nạp các món có hàm lượng kali, phốt pho và natri cao (Nguồn: Internet)
Nên làm gì để bảo vệ thận tốt?
Trên thực tế, biết ăn gì tốt cho thận không thôi là chưa đủ để ngăn ngừa tối đa các bệnh liên quan. Bạn sẽ cần phải lưu tâm tới nhiều khía cạnh hơn để giữ cho thận luôn hoạt động tốt và cơ thể khỏe mạnh. Sau đây là một số điều có thể giúp ích:
- Thay đổi lối sống: Người mắc có thể trạng thận yếu hoặc mắc các bệnh liên quan thường được khuyến nghị nên thay đổi lối sống, cụ thể như không hút thuốc, uống rượu bia, thường xuyên vận động, tập thể dục ít nhất 150 phút/ ngày. Bạn cũng cần tránh các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hay thuốc không kê đơn chứa ibuprofen trừ khi được bác sĩ chỉ định sử dụng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng: Với tình trạng thận yếu, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, không nạp quá 6g muối/ ngày, hạn chế dư lượng protein, phốt pho, natri,… Đồng thời ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm tốt cho thận đã được Tiki gợi ý bên trên.
Để bảo vệ thận tốt, bạn nên chú ý thay đổi lối sống và thường xuyên vận động, tập thể dục (Nguồn: Internet)
Trên đây là các loại thực phẩm trả lời câu hỏi ăn gì tốt cho thận và giúp bạn xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý. Với những thông tin này, bạn có thể yên tâm không nạp vào các chất gây ảnh hưởng đến thận nói riêng và sức khỏe nói chung.
Tổng hợp
Viết bình luận