Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của con người luôn có sự đổi mới. Năm 2023 là một năm khó khăn sau đại dịch Covid 19, con người ngày càng quan tâm đến vấn đề ăn uống vì sức khỏe, tiết kiệm chi phí bằng những thức ăn sẵn có,… Nếu bạn đang làm R&D hay một sinh viên ngành thực phẩm thì cũng không thể bỏ qua bài viết chia sẻ về các xu hướng thực phẩm sau đây vì chúng sẽ có nhiều lợi ích cho công việc của bạn đấy!
1. Nông sản ngay tại đô thị – Xu hướng thực phẩm bền vững
Đây là một xu hướng tiêu dùng khá phổ biến tại các nước phát triển. Xu hướng này đưa ra các giải pháp giúp giải quyết vấn đề “xa mạc lương thực” tại những thành phố lớn. Các hoạt động liên quan đến xu hướng này bao gồm trồng lương thực sẵn có trong nhà, trồng rau thủy canh, trồng các loại rau củ ngay trên ban công, sân nhà,…
Lợi ích của nông sản đô thị:
- Bền vững: Nông sản đô thị giúp giảm thiểu ô nhiễm và khí thải nhà kính, đồng thời sử dụng hiệu quả đất và nước.
- Tiện lợi: Việc trồng cây ngay tại nhà hoặc gần nhà, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với thực phẩm tươi sống.
- Lành mạnh: Các loại nông sản thường trồng theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
2. Xu hướng thực phẩm chú trọng hơn về vấn đề khí hậu
Tính bền vững sẽ tiếp tục là một yếu tố của nhiều xu hướng thực phẩm vào cuối năm 2023, giống như xu hướng thực phẩm chính của năm 2022. Các hoạt động cụ thể của xu hương này là:
- Nông nghiệp bền vững: Nông dân đang áp dụng các phương pháp canh tác bền vững hơn để giảm tác động của họ đến môi trường. Các phương pháp này bao gồm trồng trọt theo phương pháp không cày xới, sử dụng phân bón hữu cơ và quản lý dịch hại sinh học.
- Thực phẩm thuần chay và thực vật: Người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến việc ăn thực phẩm thuần chay và thực vật. Các sản phẩm này có thể giúp giảm lượng khí thải nhà kính và sử dụng tài nguyên liên quan đến việc sản xuất thịt.
- Thay thế protein không phải thịt: Thị trường thay thế protein không phải thịt đang phát triển nhanh chóng. Các sản phẩm này được làm từ các nguồn thực vật như đậu nành, đậu phụ và yến mạch. Chúng cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác mà thịt cung cấp.
3. Xu hướng tiêu thụ thịt và trứng nuôi thả rông
Có nhiều lý do mà hiện nay những người có điều kiện về kinh đang dần ưu tiên những sản phẩm thịt thả đồng hơn các sản phẩm công nghiệp. Một trong những lý do chính là vấn đề về chất lượng thịt/trứng và sức khỏe. So với vật nuôi được nuôi tại nhà máy, vật nuôi được chăn thả ít có nguy cơ bùng phát các loại vi khuẩn nguy hiểm như e coli, tụ cầu khuẩn hoặc salmonella. Chất lượng cũng cao hơn đáng kể; Theo một bài báo trên Food Science an Resources thịt bò ăn cỏ chứa ít chất béo bão hòa hơn, hàm lượng axit béo omega-6 gây viêm thấp hơn và hàm lượng vitamin cao hơn thịt bò ăn ngũ cốc điển hình của trang trại thương mại.
4. Giảm tiêu thụ thịt – Xu hướng thực phẩm của tương lai
Theo một nghiên cứu từ Đại học Cambridge, đã có tài liệu rõ ràng rằng việc tiêu thụ quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, có tác hại đến sức khỏe và môi trường của chúng ta. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc động vật là trọng tâm của xu hướng này.
Ngoài mục đích vì sức khỏe, bảo vệ môi trường cũng là động lực lớn thúc đẩy sự chuyển đổi này, cụ thể lý do là từ việc tăng nhận thức về tác động môi trường của việc sản xuất thịt. Sản xuất thịt là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thế giới. Nó chiếm một lượng lớn đất đai, nước và năng lượng, và là một nguồn phát thải khí nhà kính đáng kể.
Tạm kết
Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi về những xu hướng thực phẩm mới năm 2023.
Những xu hướng này thể hiện những thay đổi trong nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng. Việc hiểu rõ những xu hướng này sẽ giúp các kỹ sư công nghệ thực phẩm phát triển các sản phẩm và dịch vụ thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến bạn những thông tin bổ ích!
Vân Thanh
Viết bình luận