CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ CHĂN NUÔI
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ phân
Đây là hình thức xử lý đơn giản nhất với quy mô nhỏ nhất trong các cách xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học. Chất thải rắn được ủ thành đống hoặc luống, nổi trên mặt đất hoặc chìm dưới hố, hoặc nửa nổi nửa chìm. Đống ủ có thể được trát kín bằng bùn. Trong trường hợp này, suốt quá trình ủ, oxy sẽ được tiêu thụ dần đến hết và điều kiện chuyển từ hiếu khí sang kị khí, nhiệt độ có thể tăng lên đến 60-70oC. Nếu đống ủ không được trát kín, nó cũng có thể được đảo xới định kỳ để được cung cấp oxy vào bên trong.
Xử lý chất thải lỏng
Chất thải lỏng gồm nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc, vệ sinh lò mổ, các dụng cụ… Các phương pháp xử lý chất thải lỏng cơ bản trong chăn nuôi gồm:
– Hồ sinh học (hồ tạo oxy hóa);
– Sử dụng cánh đồng lọc, cánh đồng tưới;
– Sử dụng các sinh vật thủy sinh;
– Hầm khí sinh học Biogas.
Công nghệ sinh thái trong xử lý môi trường chăn nuôi
Áp dụng công nghệ vi sinh và đệm lót sinh thái.
Công nghệ mới trong xử lý môi trường
Hệ thống tách chất thải rắn và nước thải
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện một số loại máy ép phân gia súc có công suất, tính năng kỹ thuật và nguồn gốc khác nhau. Chức năng chủ yếu của các máy này là tách chất thải rắn từ hỗn hợp chất thải chăn nuôi, đặc biệt là chất thải chăn nuôi lợn. Nhờ quá trình tách này, việc xử lý riêng biệt chất thải rắn và chất thải lỏng sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Công nghệ dựa vào côn trùng (giun đất và ấu trùng ruồi đen)
Giun đất được sử dụng trong công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi là giun đỏ (Lumbricus rubellus), giun quế (Perionyx excavatus), giun hổ (Eisenia fetida), giun hổ đỏ (E.andrei). Hai loại giun được sử dụng phổ biến ở nước ta là giun đỏ và giun quế.
Công nghệ vi sinh vật (ứng dụng Sản phẩm của Công ty thuốc Thú y Á Châu)
Như vậy, nếu áp dụng đồng bộ cả hai công nghệ (công nghệ vi sinh vật; công nghệ dựa vào côn trùng) thì việc xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi sẽ rất an toàn và hiệu quả.
Theo Nhà chăn nuôi
Viết bình luận