Góc ẩm thực

Dự trữ thức ăn đúng cách đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch

Dự trữ thức ăn đúng cách đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch

Thức ăn cần được dự trữ và bảo quản đúng cách để không chỉ đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn giữ được màu sắc, giá trị dinh dưỡng cho món ăn đó.

Thay vì đi chợ hay siêu thị để mua thức ăn mỗi ngày, rất nhiều người lại có xu hướng dự trữ thực phẩm nhằm hạn chế đi lại trong mùa dịch Covid-19. Tuy nhiên, để không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn cần biết cách dự trữ và bảo quản thực phẩm đúng cách.

Đóng gói thực phẩm an toàn

du tru thuc an dung cach de bao ve suc khoe ca nha trong suot mua dich giadinhvietnam (1)

(Ảnh minh họa)

Bảo quản thịt gia cầm, cá sống, thịt, hải sản cần phải tách biệt với các loại thực phẩm khác để tránh nhiễm khuẩn. Có nhiều cách trữ thịt trong tủ lạnh nhưng phổ biến nhất là: bọc bằng túi đựng, sau đó ép không khí ra ngoài rồi dán kín với keo dính hoặc bọc bằng hoàn toàn bằng màn nylon bảo quản thực phẩm (có thể từ 2 lớp gói trở lên) hoặc trữ thịt trong hộp kín đựng thực phẩm rồi cho vào ngăn đông lạnh để có thể bảo quản được thực phẩm trong thời gian dài mà vẫn giữ được vị tươi ngon của chúng.

Bảo quản rau quả và trái cây

Trái cây và rau quả phả các khí gas khác nhau, do đó nếu để chung loại này có thể khiến loại kia nhanh hỏng hơn. Hầu hết các tủ lạnh chuẩn đều thiết kế một ngăn đựng rau để tủ lạnh bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu hơn, và thỉnh thoảng nên điều chỉnh hơi ẩm và nhiệt độ. Đây có lẽ là chỗ tốt để bảo quản rau vì nó tách biệt với các phần khác của tủ lạnh.

Lưu ý, bạn không nên bảo quản trái cây và rau trong những cái túi hoặc các hộp đựng kín hơi, sẽ dễ làm chúng nhanh hỏng. Có thể sử dụng túi đựng thực phẩm để giữ được sản phẩm lâu hơn.

Bảo quản trứng

du tru thuc an dung cach de bao ve suc khoe ca nha trong suot mua dich giadinhvietnam (2)

Trứng cần được đặt vào các khay chuyên đựng trứng (Ảnh minh họa)

Trứng là một loại thực phẩm thường hay được dự trữ trong tủ lạnh của bất kỳ nhà nào vì đó là một trong những nguyên liệu cho các món ăn đơn giản rất quen thuộc. Trứng cần được giữ nguyên trong hộp thoáng khí hoặc đặt vào khay đựng trứng chuyên dụng trong tủ lạnh. Bên cạnh đó không nên để trứng chung với những thứ có nhiều tinh dầu (gừng, hành, ớt) vì mùi của những loại này sẽ xâm nhập vào trứng thông qua lỗ thông khí trên vỏ trứng làm cho trứng bị biến chất.

Bảo quản thức ăn thừa

Thức ăn thừa cần được cho vào các hộp bảo quản thức ăn có nắp đậy kín haowjc bọc kín bằng bao nilong. Bạn nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. Nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại hiện này đều có khả năng xử lý nhiệt.

Không nên để thực phẩm quá lâu

du tru thuc an dung cach de bao ve suc khoe ca nha trong suot mua dich giadinhvietnam (3)

Bảo quản thực phẩm quá lâu có thể sản sinh nhiều chất gây hại sức khỏe (Ảnh minh họa)

Việc bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi. Tuy nhiên, không có nghĩa là thực phẩm cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng.

Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên bảo quản thịt lợn, thịt gia cầm trong vòng 7 ngày, thịt dê thịt bpf trong 10 ngày, các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo Gia Đình Việt Nam

Đang xem: Dự trữ thức ăn đúng cách đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng