Cẩm nang dinh dưỡng

Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng mặc dù ăn nhiều, nguyên nhân do đâu?

Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng mặc dù ăn nhiều, nguyên nhân do đâu?

Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng quốc gia, mặc dù cha mẹ nghĩ rằng đã cho con ăn đủ các món ăn, tẩm bổ nhưng thực tế nhiều trẻ vẫn thiếu vi chất dinh dưỡng.

Béo phì là yếu tố nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ em - Ảnh minh họa

Béo phì là yếu tố nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ em - Ảnh minh họa

Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi còn cao

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng, đó là tình trạng suy dinh dưỡng đồng thời cùng tồn tại với thiếu vi chất dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Kèm theo xu hướng gia tăng của bệnh không lây nhiễm.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chế độ dinh dưỡng của người dân chưa hợp lý (tiêu thụ nhiều thịt, ăn ít rau quả…) và thiếu hoạt động thể lực.

Thiếu vi chất khiến cơ thể suy giảm miễn dịch

Trong đó, đáng nói tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi còn ở mức cao, theo số liệu Tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2020 là 19,6%.

Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường (5 đến 19 tuổi) tăng từ 8,5% (năm 2010) lên 19,0% (năm 2020).

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19,6%; phụ nữ có thai là 25,6%; tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 9,5% và vẫn còn 58% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm.

TS Trần Khánh Vân - trưởng khoa vi chất dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng quốc gia - cho hay thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chiều cao của thanh niên Việt Nam.

Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em; ảnh hưởng khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động khi trưởng thành.

Thừa cân nhưng vẫn thiếu vi chất dinh dưỡng

Theo TS Vân, nguyên nhân dẫn đến việc thiếu vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam hiện nay là do những nguồn thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng thường đắt đỏ. Ví dụ kẽm thường có trong hàu, sò, tôm, cua… những loại thực phẩm này có giá đắt đỏ khiến nhiều gia đình ít bổ sung.

Bên cạnh đó, vi chất dinh dưỡng phải được bổ sung bằng nguồn thực phẩm đa dạng, trong khi bữa ăn bình thường của người Việt còn hạn chế về các nhóm thức ăn. Còn tình trạng ăn nhiều thịt, ít rau xanh,…

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cũng cho rằng hiện nay nhiều người vẫn chưa quan tâm đến dinh dưỡng trong bữa ăn.

Thực tế dù nhiều người thừa cân nhưng lại thiếu vi chất dinh dưỡng.

"Mọi người quan tâm đến việc ăn ngon nhiều hơn là ăn đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày là rất cần thiết.

Mỗi người cần trang bị những kiến thức dinh dưỡng cơ bản để đưa các nhóm thực phẩm vào bữa ăn hằng ngày. Ví dụ có thể bổ sung từ nguồn thực vật như vitamin A trong rau củ có màu vàng, đỏ, các loại rau có màu xanh.

Vitamin C trong các loại trái cây họ cam, quýt, cà chua. Thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng từ động vật như gan động vật, lòng đỏ trứng gà chứa nhiều vitamin A; thịt có màu đỏ chứa sắt; tôm, hải sản chứa kẽm...

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bằng cách đa dạng các nhóm thực phẩm sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện, nâng cao sức khỏe về mặt lâu dài", bác sĩ Hưng cho hay.

Theo- Tuoitre.vn

Đang xem: Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng mặc dù ăn nhiều, nguyên nhân do đâu?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng