Mỡ heo là một thực phẩm vô cùng thân thuộc trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ thời xa xưa, mỡ heo đã được sử dụng rất nhiều trong nấu ăn. Bao thế hệ người Việt đã sử dụng mỡ heo và vẫn khỏe mạnh, bình an. Vậy mỡ heo tốt hay xấu? Nên dùng mỡ heo hay dầu thực vật? Hãy cùng tìm hiểu mọi thông tin về mỡ heo qua bài viết này và giải đáp những câu hỏi trên nhé!
Mỡ heo là gì? Cách dùng mỡ heo ra sao?
Mỡ heo, hay còn được gọi là mỡ lợn, là một loại mỡ động vật rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống mỗi người Việt Nam. Mỡ heo được cho là một phụ gia kỳ diệu, hài hòa với mọi món ăn và mang hương vị thơm ngon khó cưỡng. Mỡ heo có thể bảo quản được thời gian lâu và sử dụng trong chế biến các món ăn, hoặc ăn trực tiếp tùy vào sở thích.
Mỡ heo
Có nhiều loại mỡ heo tùy vào loại heo được lấy mỡ. Tuy nhiên, hầu hết các loại mỡ heo đều có chung trạng thái, hình thức biểu hiện. Đặc điểm của mỡ heo là có trạng thái lỏng, hơi ngả vàng lúc ban đầu. Khi đông lại thì có màu trắng đục, thể rắn, mềm dẻo. Khi mỡ heo được đun lên có mùi thơm rất hấp dẫn, đặc trưng và khó quên.
Các thành phần của mỡ heo
Thành phần chính của mỡ heo là chất béo. Trong mỡ heo chứa khoảng 39% chất béo bão hòa, khoảng 41,8% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 4% chất béo không bão hòa đa. Mỡ lợn không chứa chất béo chuyển hóa. Bên trong chất béo, cũng chính là axit béo lại có những thành phần nhỏ khác nữa. Trong mỡ heo giàu vitamin A, vitamin B, vitamin D và các khoáng chất khác. Chất béo không bão hòa còn được gọi là chất chất béo tốt.
Mỡ heo có chứa nhiều chất dinh dưỡng
Ngoài ra, mỡ heo còn chứa một lượng cholesterol. Trong 100g mỡ lợn có chứa 109mg cholesterol. Đặc biệt, khi đun lên, mỡ heo có mùi thơm đặc trưng là bởi vì một lượng nhỏ của một loại protein đặc biệt, sản phẩm phân hủy của glycerin. Vậy mỡ lợn bao nhiêu calo? Theo các nghiên cứu đo lường chỉ ra, 100g mỡ lợn nước có 896 calo.
Cách chế biến mỡ heo
Mỡ lợn có thể được tạo ra bằng cách chiết hấp, đun sôi hoặc sấy khô phần thịt mỡ trong thịt heo. Thịt heo chứa các hàm lượng chất béo khác nhau tùy vào phần thịt ở bộ phận nào.Tỷ lệ chất béo trong thịt heo thường dao động từ 4%-28%.
Mỡ heo sau khi được sơ chế
Sau khi tiến hành các phương pháp trên để lọc ra phần mỡ heo lỏng, phần còn dư lại là tóp mỡ. Để phần mỡ heo lỏng ở nhiệt độ bình thường sẽ tự đông lại thành mỡ heo thể rắn và đem bảo quản để sử dụng dần. Mỡ heo cần được đậy kín để tránh côn trùng, bụi bẩn và để ở nơi thoáng mát. Mỡ heo được dùng hầu như trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Vậy thực chất mỡ heo tốt hay xấu? Ăn mỡ heo có tốt không? Cùng theo dõi tiếp tục nhé!
Các lợi ích của mỡ heo
Tờ BBC đưa tin, theo những chứng cứ khoa học của các chuyên gia về ích lợi của mỡ heo thì đây là một trong 10 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất, và xếp thứ 8. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết 5 chất dinh dưỡng cơ bản mà con người phải bổ sung bao gồm: chất béo, protein, carbohydrate, khoáng chất và các loại vitamin.
Trong đó, mỡ heo nếu sử dụng đúng sẽ là nguồn cung cấp chất béo phong phú với lượng calo cao cho cơ thể. Hơn thế nữa, chất béo trong mỡ heo chứa lecithin và cholesterol, là loại chất mà cơ thể rất cần.
Ăn mỡ lợn có tốt không?
Vậy, mỡ lợn có tác dụng gì? Một trong những chức năng dinh dưỡng của chất béo phải kể đến đó là việc giàu vitamin B và các khoáng chất tốt. Bên cạnh đó, mỡ lợn còn giàu vitamin D giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi cho cơ thể, cải thiện chức năng tim mạch, chống nhiễm trùng tốt. Có thể nói, mỡ heo là thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Mỡ heo có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, tác dụng của mỡ lợn là còn tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh. Con người có thể bị thiếu hụt vitamin A nếu như không sử dụng mỡ heo trong một thời gian dài bởi việc này dẫn đến cơ thể khó hấp thu vitamin A. Từ đó dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật khác như tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương; làm rối loạn nội tiết tố; gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Mọi người thường cho rằng cholesterol là xấu nhưng đây là chất rất quan trọng đối với não bộ, sức bền của thành mạch máu cũng như hệ thần kinh của con người. Thiếu hay thừa cholesterol đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Lợi ích của mỡ lợn theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền cho rằng mỡ lợn có tác dụng tăng cường sinh lực, tiêu thũng, giải độc. Đối với trẻ em, ăn mỡ lợn có thể làm tăng cảm giác háu ăn, thèm ăn. Đối với phụ nữ mang thai, mỡ lợn cũng góp phần tăng cảm giác thèm ăn, đồng thời chống táo bón, bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho bà bầu. Đối với người cao tuổi, mỡ lợn giúp tăng hệ miễn dịch, bổ sung dưỡng chất và bồi bổ nội tạng rất tốt.
Sau khi đã biết mỡ lợn có công dụng gì, chúng ta có nên ăn mỡ lợn không? Câu trả lời là có. Các công dụng trên của mỡ lợn đã chứng minh tất cả. Vì vậy, mọi người cần bổ sung mỡ lợn vào chế độ dinh dưỡng của mình, đồng thời xây dựng thực đơn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Các tác hại khi dùng mỡ heo
Ngày nay, người ta dần dần chuyển đổi sang sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, đặc biệt là mỡ heo. Mỡ heo có thật sự gây hại không? Ăn mỡ lợn có béo không? Vì sao chúng ta không nên ăn quá nhiều mỡ heo?
Do có chứa một lượng chất béo xấu là chất béo bão hòa tương đối lớn và cholesterol nên khi sử dụng nhiều mỡ lợn dễ dẫn đến thừa cân, béo phì và thậm chí có thể dẫn đến bệnh tim mạch. Đầu tiên, cần phải biết rằng không phải mọi đối tượng đều nên ăn nhiều mỡ lợn. Đối tượng không nên ăn mỡ lợn nhất phải kể đến là những người mắc bệnh béo phì, các bệnh về mạch máu não hay bệnh tim mạch.
Không nên ăn quá nhiều mỡ heo đối với người bị béo phì
Dù không được Tổ chức Y tế Thế giới liệt vào danh sách các chất có thể gây ung thư nhưng mỡ heo vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe khi sử dụng. Mỡ heo vẫn có khả năng gây ung thư nếu đun nóng cháy nhiều lần ở nhiệt độ cao do thói quen đun lại dùng lại mỡ heo trong quá trình nấu ăn.
Khi chất béo đun sôi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ sinh ra chất gây ung thư – benzopyrene. Khi nhiệt độ dầu cao hơn 200 ℃, một lượng lớn peroxit và các chất gây ung thư khác sẽ được tạo ra, cặn dầu bị cháy xém đen cũng sẽ tạo ra các chất gây ung thư như hắc ín và dimethyl nitrosamine gây ung thư dạ dày. Vì vậy, không phải vô cớ mà người ta cho rằng mỡ lợn lại gây ung thư.
Nên ăn mỡ lợn hay dầu thực vật?
Vào thời bao cấp ngày xưa, việc dùng dầu ăn hay mỡ heo đều như nhau bởi hoàn cảnh thiếu thốn của con người. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, vấn đề sức khỏe ngày càng được quan tâm nhiều hơn, các nguy cơ tiềm ẩn của mỡ heo cũng được chú ý nhiều hơn. Nhiều người đã thay đổi thói quen ăn uống của mình, từ sử dụng mỡ heo sang chỉ sử dụng dầu thực vật hay dầu ăn. Vậy điều đó có tốt không? Sự thật thì mỡ lợn hay dầu ăn tốt hơn?
Cần cân bằng giữa ăn dầu thực vật và mỡ heo
Sự tương đối giữa lợi ích của mỡ heo và dầu ăn đối với sức khỏe
Đầu tiên, mỡ heo tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh, trong khi dầu thực vật không có chức năng này do được chiết xuất từ các loại hạt và quả như oliu, dừa, đậu phộng, đậu nành… Ngoài ra, vấn đề mà nhiều người lo lắng khi sử dụng mỡ động vật chính là làm gia tăng hàm lượng cholesterol. Nhưng sự thật là một gram dầu và mỡ đều cung cấp 9 calo như nhau cho nên dù là lạm dụng dầu ăn hay mỡ động vật đều có nguy cơ gây tăng cân.
Về giá trị dinh dưỡng của dầu ăn và mỡ động vật, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: “Trong mỡ có nhiều axit béo no, vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D”.
Trong dầu thực vật có acid béo không no, vitamin tan trong chất béo như vitamin E, vitamin K mà axit béo không no nếu chế biến ở nhiệt độ cao trong thời gian lâu sẽ bị phân hủy tạo thành những chất độc gây hại cho cơ thể”. Và vì thế, dầu thực vật vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi trong quá trình nấu ăn, dầu thực vẫn dễ bị oxy hóa và sinh ra những chất có hại cho sức khỏe.
Vì trong mỡ động vật có nhiều chất cholesterol cần thiết cung cấp năng lượng cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh mà trong dầu thực vật không có hoặc có rất ít. Hơn nữa các axit béo no trong mỡ nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền thành mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn cơ thể, phòng ngừa xuất huyết não, đột quỵ.
Một số lưu ý khi sử dụng mỡ lợn cũng như dầu thực vật
Ngoài ra cũng lưu ý không dùng dầu chiên ở nhiệt độ cao để xào nấu, bởi nó sẽ làm phá hủy các vitamin A, E trong dầu. Dầu chiên ở nhiệt độ cao (trên 180 độ) có thể tạo ra các phản ứng sinh học, sản sinh ra những chất có hại cho sức khỏe.
Vì vậy khi nấu ăn, người nấu cần giữ nhiệt độ nấu dưới 150 độ để đảm bảo sức khỏe cho người ăn. Việc sử dụng dầu, mỡ đã qua sử dụng cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phải từ bỏ. Nếu sử dụng dầu, mỡ ở lần thứ 2, cần phải cho thêm một chút dầu mới có chứa vitamin E chống oxy hóa, kiềm chế sự sản sinh chất độc hại.
Theo bác sĩ Lê Quang Hào thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, con người cần đảm bảo cân đối chất béo động vật và chất béo thực vật nạp vào trong cơ thể cân bằng với tỉ lệ 50/50. Một chế độ ăn uống hợp lý cần 1/3 chất béo có nguồn gốc từ thịt động vật, mỡ, bơ, 2/3 còn lại là chất béo đến từ dầu ăn, cá, các loại hạt và đậu phộng,…
Nên bổ sung thêm mỡ lợn vào bữa ăn hàng ngày theo chế độ hợp lý, duy trì thực đơn đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi và kết hợp đầy đủ các nhóm thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng dầu ăn hay mỡ động vật đều có tác dụng tốt với cơ thể nhưng cần sự cân bằng trong sử dụng và chế biến đúng cách giúp bảo đảm sức khỏe.
Mỡ lợn phù hợp với lứa tuổi nào?
Việc sử dụng mỡ động vật, đặc biệt là mỡ lợn với liều lượng hợp lý, phù hợp với từng lứa tuổi và giai đoạn phát triển đều mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe của người dùng. Nhiều thắc mắc đã được đặt ra chẳng hạn như trẻ ăn mỡ lợn có tốt không? Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ?
Tóp mỡ được làm từ mỡ heo
Phụ huynh nên cân nhắc cho bé ăn mỡ lợn. Mỡ heo đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và góp phần ngăn ngừa bệnh cận thị. Tỉ lệ mỡ lợn và dầu ăn cần bổ sung ở trẻ dưới 1 tuổi là 7:3. Đối với trẻ trên 1 tuổi, tỉ lệ này là cân bằng với nhau – 5:5.
Với trẻ em dưới một tuổi, chất béo chiếm 40-50% năng lượng khẩu phần ăn, trẻ 1 -3 tuổi chất béo chiếm 35- 40% năng lượng khẩu phần ăn, trẻ đến 10 tuổi là 30-35%, trẻ trên 10 tuổi và người trưởng thành là 20-25% năng lượng khẩu phần ăn.
Trong nhiều trường hợp, mỡ heo rất cần thiết đối với người mắc các bệnh lý như suy dinh dưỡng, thiếu máu, chóng mặt, gãy rụng tóc nhiều, tóc bạc sớm hay táo bón, tay chân nứt nẻ hoặc với đối tượng phụ nữ sau sinh.
Mỡ lợn không làm tăng nguy cơ bệnh tật, một số đối tượng nên kiêng ăn nhiều mỡ lợn bao gồm chỉ những người cao tuổi, người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu. Ngoài ra, những người trên 50 tuổi cần hạn chế dùng và ăn nhiều mỡ heo. Còn lại người bình thường cần cân bằng lượng mỡ heo và dầu ăn nạp vào cơ thể. Tốt nhất là theo tỉ lệ 50:50 đối với dầu thực vật và mỡ động vật.
Trên đây là tất cả thông tin dinh dưỡng về mỡ lợn. Bài viết cũng đã giải đáp cho câu hỏi ăn mỡ lợn có tốt cho sức khỏe hay không, có những tác hại như thế nào? Dựa vào những so sánh, đánh giá giữa mỡ lợn và dầu thực vật mà đưa ra lời khuyên nên kết hợp thích hợp 2 loại này và sử dụng, chế biến đúng cách mỡ lợn để có cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh một số bệnh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.
Tổng hợp
Viết bình luận