Ẩm thực Trung Hoa là sự hòa quyện tinh tế của 5 hương vị chủ đạo chua, cay, mặn, đắng, ngọt, trong đó vị cay chính là nét đặc trưng dễ nhận thấy nhất trong các món ăn của người dân đất nước này.
Nếu ai từng đặt chân tới Tứ Xuyên hẳn đã thưởng thức món đậu phụ Mapo với thứ nước sốt cay tê đầu lưỡi, hay món canh cá Quý Châu, dù nước dùng ngọt tới đâu cũng không át nổi vị cay nồng của ớt tươi. Người Trung Quốc đã biến trái ớt trở thành thứ gia vị gây nghiện trong vô vàn những món ngon mà bạn chỉ cần thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên.
Với người Trung Quốc, ăn cay là một cách để chống chọi cái lạnh khắc nghiệt. Ảnh: Chilli Fagara. |
Theo SCMP, tỉnh Tứ Xuyên, nằm ở phía tây nam Trung Quốc, có địa hình gồm một lưu vực sông lớn và nhiều dãy núi. Những đặc điểm này đã hình thành khí hậu ẩm ướt, rất thích hợp cho nông nghiệp.
Được mệnh danh "vùng đất trù phú", Tứ Xuyên được thiên nhiên ưu đãi với các nguyên liệu đa dạng và khác biệt. Nổi bật nhất là hạt tiêu Tứ Xuyên, loại gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực nơi đây.
Theo tác giả Ashlyn Chak, lý do người dân ăn cay nhiều nằm ở điều kiện khí hậu. Tứ Xuyên vốn là vùng ẩm ướt, lạnh giá quanh năm. Trong y học Trung Quốc, khí hậu ẩm ướt được coi là không tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, để chống chọi với độ ẩm cao và cái lạnh thấu xương, người dân Tứ Xuyên phải sử dụng nhiều ớt và hạt tiêu vào các món ăn của mình.
Thực chất ớt không có nguồn gốc từ châu Á. Chúng được du nhập từ châu Mỹ vào thế kỷ 15, khi được các thương lái mang sang thông qua các hoạt động thương mại.
Theo ông Cao Yu, giảng viên tại ĐH Tế Nam (Sơn Đông, Trung Quốc), phải mất 50 năm, ớt mới bắt đầu được đưa vào ẩm thực địa phương.
Tuy ớt được du nhập thông qua đường biển, gia vị này lại bắt đầu nổi tiếng ở đất liền, tại tỉnh Quý Châu xa xôi, nghèo khó.
Ở đó, người dân không thể sản xuất ra muối và thuế muối của triều đình lại quá cao. Họ bắt đầu sử dụng ớt như một cách để tăng hương vị cho món ăn. Từ đó ớt trở thành loại gia vị được ưa chuộng trong vùng.
Độ phổ biến của ớt ngày càng tăng dần lên. Phần đông những người nông dân nghèo ở Tây Nam Trung Quốc đều sử dụng ớt trong món ăn của mình.
Trong khi đó, ông Cao cho biết tầng lớp quý tộc và triều đình lại phản đối việc thêm ớt vào món ăn. Với họ, chúng là một loại thực phẩm thô và không tốt cho sức khỏe.
Ớt vẫn bị cấm trong ẩm thực của tầng lớp thượng lưu, ngay cả sau khi nhà Thanh sụp đổ.
“Các món cay từ ớt vẫn chưa được biết đến rộng rãi mãi cho đến những năm 1990, khi dòng người bắt đầu di cư từ nông thôn lên thành thị. Từ đó các món cay được phổ biến khắp cả nước”, ông Cao giải thích thêm.
Theo trang Six Tone, giờ đây, ớt đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong văn hóa ăn uống của người Trung Quốc.
Không chỉ xuất hiện ở các nhà hàng truyền thống, ớt cay còn được chế biến trong các món ăn tại các cửa hàng tiện lợi và các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh.
Trong những năm đầu hoạt động tại Trung Quốc, McDonald's tập trung bán những sản phẩm mà họ đã thành công tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên nó lại không hợp khẩu vị của người dân địa phương. Theo thời gian, hãng thức ăn nhanh nổi tiếng này phải "nhập gia tùy tục" để phù hợp với thị trường Trung Quốc.
Điển hình cho việc này là sự ra đời của món Spicy McWings (cánh gà chiên cay). Nó được đánh giá có thể đạt tới 1.000 đơn vị nhiệt Scoville, cay hơn một số loại lẩu ở Tứ Xuyên.
Thành phố Trùng Khánh nổi tiếng với món lẩu cay đầy ớt và hạt tiêu. Trước đây, nơi này từng là thủ đô tạm thời của Trung Quốc trong Thế chiến 2.
Để tránh những đợt không khích, chính quyền lúc bây giờ đã xây dựng những hầm trú ẩn trong núi cho người dân.
Ăn lẩu cay trong hầm trú ẩn là một trải nghiệm nên thử khi ghé thăm thành phố Trùng Khánh. Ảnh: Benjamin Williams. |
Người Trung Quốc đã “nghiện ớt”
Nghe có vẻ kì quặc nhưng cuộc thi này đã diễn ra tại tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc ngay giữa cái nóng 40 độ C của mùa hè. Những thí sinh tham gia sẽ được ngâm mình trong bể ớt tươi đỏ rực, người ăn được nhiều ớt trong bồn nhất sẽ trở thành người chiến thắng.
Cuộc thi kì lạ này đã thu hút các tín đồ ăn cay trên khắp thế giời đồng thời thể hiện sự yêu chuộng của người dân Trung Quốc đối với trái ớt. Ảnh: internet. |
Từ trên cao nhìn xuống chỉ thấy một cánh đồng ớt màu rực rỡ như biển đỏ giữa đất liền. Ảnh:internet. |
Người dân ở đây đã tận dụng sức nóng và gió khô từ sa mạc Gobi để sấy ớt một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. |
Những món ăn “bốc hỏa”
Chắc hẳn bạn chẳng còn lạ lẫm gì những món ăn đầy ớt với vị cay “bỏng lưỡi” khiến bạn vừa xuýt xoa vừa khen ngon khi thưởng thức. Cùng điểm mặt một số cái tên tiêu biểu mà ớt cay trở thành gia vị hấp dẫn nhất.
Bò cay chính lại món đặc sản nối tiếng của tỉnh Hồ Nam khi được làm bằng loại thịt bò địa phương tươi ngon và đặc biệt, không thể thiếu hương vị cay nồng râm ran của ớt Hồ Nam. |
Lẩu cay Trùng Khánh nổi danh khắp châu Á bởi màu đỏ tươi của ớt chín, nước dùng cũng được nêm nếm bằng các loại bột ớt khác nhau để tạo nên hương vị hòa quyện và thơm ngon vô cùng |
Trái ớt đỏ từ lâu đã trở thành gia vị đồng hành tuyệt vời luôn có mặt trong mọi món ăn của gia đình Trung Hoa. Người dân Trung Quốc quả thực rất yêu thích, thậm chí “phát cuồng” hương vị của trái ớt cay nóng. Nếu có cơ hội trải nghiệm du lịch tại Trung Quốc, bạn nên thử một lần tắm giữa biển ớt và thưởng thức những món ăn truyền thống ngập tràn vị cay nóng của đất nước này nhé./.
Theo Khoa học Đời sống
Viết bình luận