Một vấn đề trong an toàn vệ sinh thực phẩm được báo động hiện nay là việc lạm dụng chất gọi là “tạo nạc” trong chăn nuôi nhằm thúc con vật tăng trọng. Điều này không chỉ khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng, mà còn ảnh hưởng không ít đến sức cạnh tranh của thị trường thịt heo trong nước. Đâu là giải pháp cho hiện trạng này?
Tràn lan “thịt bẩn”
Đại diện Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho hay, thương lái sau khi thu mua heo (trọng lượng từ 85kg – 100kg) sẽ tiếp tục cho ăn thức ăn chăn nuôi mà trong thành phần có chất tạo nạc một thời gian trước khi xuất bán ra thị trường. Lúc này trọng lượng của heo có thể tăng lên 130kg - 140kg. Hình thức gian dối này có thể khiến một con heo có tỉ lệ mỡ nhiều đến đâu cũng trở nên “cơ bắp”, “siêu nạc” nhanh chóng. “Trừ chi phí, mỗi đầu heo sẽ tăng lợi nhuận từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng, nhưng tác hại của nó đến sức khỏe người tiêu dùng thì không thể lường được…”
Vì lợi nhuận trước mắt, rất nhiều thương lái đã chọn cách sử dụng thuốc tăng trọng để “vỗ béo” cho heo, bỏ mặc những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe NTD
Đây cũng chính là lý do, nhiều năm trở lại đây, cả xã hội thường xuyên lên tiếng kêu gọi việc loại bỏ chất cấm khỏi ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, thực tế tình trạng gian lận này không giảm là bao khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang lo lắng về sức khỏe của bản thân và gia đình.
Đi tìm giải pháp
Đứng trước nhu cầu về nguồn thực phẩm sạch, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng lần lượt được công bố nhằm mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Có thể kể đến tiêu chuẩn VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được triển khai dưới sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) hay hệ thống kiểm soát sản xuất thịt heo khép kín 3F “Feed-Farm-Food” do Công ty CP Chăn Nuôi C.P.Việt Nam (CPV) tiên phong phát triển, hướng đến chất lượng sản phẩm và an toàn sức khỏe con người.
Theo đó, “Feed” là thức ăn chăn nuôi được CPV đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hiện đại, đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn có đầy đủ các yếu tố về cân đối dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của vật nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường qua chất thải.
Chuỗi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc – gia cầm với công suất khoảng 4 triệu tấn/năm của CPV, cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho từng giai đoạn vật nuôi
Còn “Farm” là trang trại chăn nuôi phát triển theo quy mô công nghiệp, vật nuôi được bố trí trong điều kiện trại kín, đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh, sử dụng điều hòa nhiệt độ làm mát nhằm ngăn chặn dịch bệnh.
Các trang trại của CPV luôn ở khu vực xa dân cư, trên vùng đất không có lợi thế trồng trọt để giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo thịt heo an toàn tuyệt đối
Cuối cùng là “Food” hay chính là heo thịt được quản lý nguồn gốc một cách nghiêm ngặt, quá trình nuôi sử dụng thức ăn sạch và cam kết hoàn toàn không chứa chất tạo nạc hay bất kì hóa chất nào nằm trong danh mục chất cấm của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Theo TS. Kiều Minh Lực, Giám đốc Di truyền giống của CPV, với những nguy hại mà chất cấm có thể gây ra với sức khỏe người tiêu dùng thì việc mạnh tay xử phạt sai phạm này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên để làm được điều này cơ quan quản lý cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quản lý và kiểm tra ở tất cả khác khâu trong chuỗi sản xuất từ thức ăn chăn nuôi, trang trại, lò mổ đến điểm bán thịt heo.
Mặt khác, nhà nước cần tuyên truyền, hỗ trợ để người dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín mới hạn chế tối đa được những chất cấm xâm nhập vào vật nuôi. Nếu được nhân rộng mô hình này, ngành chăn nuôi sẽ phát triển bền vững hơn. Người tiêu dùng yên tâm khi có thể tiếp cận với các sản phẩm thịt heo CP chất lượng, an toàn thực phẩm. Còn thị trường thịt heo thành phẩm cũng như các sản phẩm từ thịt heo CP, theo đó cũng sẽ dần đi vào quĩ đạo ổn định.
Theo giadinh.net
Viết bình luận