Góc ẩm thực

Những món ăn đặc trưng ngày Tết

Những món ăn đặc trưng ngày Tết

Ở Việt Nam chúng mình luôn có rất nhiều ngày lễ, nhưng chắc hẳn ngày lễ quan trọng nhất, không thể bỏ qua nhất chính là Tết Nguyên Đán. Trong lễ Tết này, là thời gian mọi người quay quần bên nhau sau một năm dài bận rộn với guồng quay cuộc sống, với những bộn bề lo toan. Ngoài những hoạt động vui chơi thì một phần không thể thiếu trong dịp này chính là những món ăn. Còn gì hạnh phúc hơn việc được cùng nhau ngồi bên mâm cơm đầm ấm. Khi nói về món ăn, bên cạnh những món thông dụng, ngày thường, thì ngày Tết ở Việt Nam còn có những món ăn vô cùng đặc trưng. Trong bài viết này, hãy cùng Toplist điểm qua 25 món ăn đặc trưng nhất nhé!

1. Nem chua

Nem chua là một món ăn truyền thống ngày Tết và rất phổ biến ở miền Bắc, vì miền Bắc có khí hậu ôn hòa, tiết trời se lạnh khi Xuân về nên có thể làm nem mà không sợ bị hư hỏng, ôi thiu. Trong khi đó tiết trời miền Nam có phần nóng nực, nên nem chua không phổ biến bằng vì chúng rất khó bảo quản.

Nem chua không phải ai cũng làm ngon và đúng vị chua chua ngọt ngọt vốn có của nó, nếu làm không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì món ăn này rất dễ gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Do đó, bạn nên lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo để làm nem hoặc mua sẵn ở những địa chỉ tin cậy nhé.

Nem chua không phải ai cũng làm ngon và đúng vị chua chua ngọt ngọt vốn có của nó, nếu làm không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì món ăn này rất dễ gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Do đó, bạn nên lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo để làm nem hoặc mua sẵn ở những địa chỉ tin cậy nhé.

Nem chua, món ăn phổ biến của người miền Bắc
Nem chua, món ăn phổ biến của người miền Bắc
Nem chua, món ăn phổ biến của người miền Bắc
Nem chua, món ăn phổ biến của người miền Bắc

2. Bánh Giầy

Theo truyền thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy, thì bánh giầy cũng là một món ăn truyền thống của những ngày lễ Tết. Bánh giầy có màu trắng đục, hình tròn, dẻo, mùi thơm ngọt và vị hơi beo béo, rất ngon miệng. Tuy nhiên, do nhu cầu và khẩu vị của người dùng mà người ta làm bánh giầy với vị ngọt và mặn khác nhau, hình dạng cũng có thể thay đổi không chỉ hình tròn như bánh truyền thống.

Mặc dù là món truyền thống nhưng mấy năm trở lại đây, bánh giầy không còn được nhắc đến nhiều trong dịp Tết và có phần lép về trước “người bạn song sinh” là bánh chưng. Chỉ còn một số tỉnh ở miền Bắc còn vẫn giữ được truyền thống làm bánh giầy mỗi độ Tết đến Xuân về.

Bánh giầy, món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt
Bánh giầy, món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt
Bánh giầy, món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt
Bánh giầy, món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt
 
3. Chả cuốn

Chả cuốn hay còn gọi là ném rán là một trong những món ăn mặn ngày Tết, mà chắc hẳn không nhà ai ngày Tết lại không làm món này. Không những dễ làm, mà chả cuốn lại vô cùng ngon miệng, dễ ăn.

Nguyên liệu làm nhân tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình có thể thêm thứ này, bớt thứ nọ, nhưng căn bản có thịt heo nạc xay nhuyễn, nấm mèo xắt sợi mảnh nhỏ, trứng, miến đã ngâm nước và một số loại rau thơm. Chả cuốn có vị giòn rụm, mùi thơm vô cùng hấp dẫn, kết hợp cùng nước mắm chua ngọt sẽ trở thành một món ăn tuyệt vời.

Chả cuốn món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết
Chả cuốn món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết
Chả cuốn - món ngon ngày Tết
Chả cuốn - món ngon ngày Tết

3. Giò lụa

Giò lụa - món ăn ngon phổ biến trong ngày Tết. Những ngày cuối năm, càng nhiều người có ý định học cách làm giò lụa tại nhà hơn là phải mua ngoài tiệm để chuẩn bị món ngon cho mâm cỗ cúng Tết. Tự tay làm giò lụa không chỉ ăn ngon mà còn khỏi lo ngại các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, loại trừ các sản phẩm giò lụa phẩm màu, hóa chất bảo quản...

Nếu như ngày thường, giò lụa chúng ta hay ăn là được mua ở ngoài chợ, thì giò ngày Tết đa phần được các gia đình tự gói, song song với việc gói bánh Tét, bánh Chưng. Mỗi bữa cơm cắt giò ra ăn, không chỉ vừa đỡ tốn tiền, lại vừa vệ sinh an toàn hơn khi mua ở ngoài chợ. Đặc biệt là giúp chúng ta ngon miệng nữa.

Giò lụa, món ăn thường có trong mâm cơm Tết
Giò lụa, món ăn thường có trong mâm cơm Tết
Giò lụa - món ăn ngon miệng ngày Tết
Giò lụa - món ăn ngon miệng ngày Tết

4. Dưa hành

Ứng với câu ca của ông bà ta từ xa xưa: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”, thì trong những đặc trưng của ngày Tết, dưa hành là một món ăn không thể thiếu. Dưa hành không chỉ mang đậm giá trị truyền thống, mà trong mâm cơm ngày Tết, có thêm một đĩa dưa hành, thỉnh thoảng ăn một miếng sẽ giúp chúng ta bớt ngán khi ăn quá nhiều các món ăn đậm chất dinh dưỡng khác.

Không chỉ vậy, dưa hành còn có tác dụng trong việc điều tiết hệ tiêu hóa của chúng ta, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa trong trường hợp chúng ta ăn lung tung nhiều thứ. Do vậy, bạn hãy chuẩn bị sẵn một vại dưa hành cho cả gia đình trong dịp Tết này nhé!

Dưa hành, món ăn chống ngán ngày Tết
Dưa hành, món ăn chống ngán ngày Tết
Dưa hành, món ăn chống ngán ngày Tết
Dưa hành, món ăn chống ngán ngày Tết

5. Bánh Tét

Bánh tét hầu như giống với bánh Chưng. Nhưng nếu bánh Chưng là truyền thống của miền Bắc, thì bánh Tét là truyền thống của miền Nam. Về nguyên liệu, bánh Tét cũng gồm gạo nếp vo sạch, đậu xanh đãi vỏ và thịt mỡ ướp tiêu. Nhưng về hình thức lại khác nhau rất nhiều.

Trong khi bánh Chưng hình vuông vắn, thì bánh Tét lại có hình trụ. Và ngoài nhân mặn ra, bánh Tét còn có nhân ngọt, cùng với rất nhiều loại khác nhau, đâc biệt là bánh Tét lá cẩm, có màu tím vô cùng đẹp mắt, mùi vị thơm ngon.

Bánh tét truyền thống của người miền Nam
Bánh tét truyền thống của người miền Nam
Bánh tét truyền thống của người miền Nam
Bánh tét truyền thống của người miền Nam
 

6. Bánh Chưng

Chắc hẳn khi đã sinh ra là người Việt Nam, thì không ai không biết đến món ăn này. Bánh chưng ngày thường cũng được bày bán rất nhiều, nhưng sẽ chỉ có ý nghĩa đặc biệt trong những ngày lễ Tết. Bánh hình vuông, được gói bằng lá rong hoặc lá chuối. Nguyên liệu gồm gạo nếp bọc bên ngoài, nhân là đậu xanh kèm với thịt mỡ ướp tiêu.

Bánh phải luộc gần một ngày một đêm mới đủ lửa. Sau khi bánh chín và được ép chặt bởi hai thanh gỗ hoặc tre, vị gạo trộn lẫn vị đậu xanh và thịt mỡ đã nhuyễn tạo nên một mùi vị hài hòa, đậm đà, thơm ngon. Bên cạnh mâm ngũ quả thì bánh chưng cũng là một vật không thể thiếu trên bàn thờ ngờ ngày Tết.

Bánh chưng, món đặc trưng ngày Tết của miền Bắc
Bánh chưng, món đặc trưng ngày Tết của miền Bắc
Bánh chưng, món đặc trưng ngày Tết của miền Bắc
Bánh chưng, món đặc trưng ngày Tết của miền Bắc

6. Canh măng khô

Mâm cơm truyền thống ngày Tết của người Việt Nam không thể thiếu món canh măng khô. Măng là loại thực phẩm chứa chất xơ nên tốt cho tiêu hoá, không gây thừa cân nếu ăn nhiều và có tác dụng chống ngán cho ngày Tết.

Măng khô thường sử dụng loại măng nứa hoặc măng mai, măng lưỡi lợn. Tuy nhiên, măng nứa khô là phổ biến và ngon nhất. Măng khô thường được kết hợp cùng sườn lợn, móng giò lợn để nấu canh hầm và món canh măng khô nấu sườn đã trở thành món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Việt Nam.

Canh măng khô, món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt
Canh măng khô, món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt
Canh măng khô, món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt
Canh măng khô, món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt
 

7. Thịt nấu đông

Thịt nấu đông cũng là một món ăn truyền thống trong thực đơn ngày Tết của mọi gia đình Việt. Thịt nấu đông được nấu từ thực hẩm chính là thịt chân giò lợn, bì lợn hoặc cũng có thể là thịt gà nấu đông. Tuy nhiên, món thịt lợn nấu đông được sử dụng rộng rãi hơn cả bởi nguyên liệu dễ chuẩn bị, ăn nguội không bị tanh như thịt gà nấu đông.

Để có được món thịt nấu đông, bạn cần chuẩn bị thịt chân giò lợn, bì lợn cùng các gia vị như mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt và ít măng khô cùng muối, mắm, hồ tiêu...nấu tầm hai giờ, đảm bảo thịt và các loại nấm, măng khô chín mềm, nước săm sắp, trong suốt, nêm gia vị vừa vặn, trang trí thêm rau gia vị và ớt tỉa hoa, đảm bảo mọi người sẽ rất thích thưởng thức món ăn này trong bữa ăn ngày Tết.

Thịt nấu đông, món ăn ngon, ít gây ngán ngày Tết
8.Giò xào

Giò xào là một món ăn truyền thống của các gia đình không chỉ trong những ngày Tết. Thay vì mua ngoài hàng, chúng ta có thể mua nguyên liệu về làm giò xào tại nhà ngon và đảm bảo chất lượng.

Giò xào là một trong nhiều món ăn ngon ngày Tết. Giò xào được làm từ các bộ phận của thủ lợn cùng với mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu xào chín rồi được dùng lá chuối hoặc khuôn để gói giò. Giò xào ăn rất giòn và thơm ngon cùng các gia vị gói kèm.

Giò xào
Giò xào
Giò xào
Giò xào
 

9. Gà luộc

Gà luộc là một món ăn không thể không kể đến trong các dịp lễ Tết. Từ trước đến nay thì mọi người luôn tin tưởng rằng gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho một năm mới. Người ta lựa chọn những con tươi ngon, làm sạch rồi sau đó cho vào nồi luộc cùng với 1 số gia vị như hoa tiêu, hoa hồi, gừng. Gà luộc chín tới sẽ có màu vàng, không bị rách da và được dùng chấm kèm với muối chanh ớt.Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.

Trong mọi mâm cỗ từ đám cưới, đám hỏi, mừng thọ, tân gia thì không thể không có món thịt gà luộc. Và trong những ngày tết thì cũng không phải là ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc.

Gà luộc
Gà luộc
Gà luộc ngày Tết
Gà luộc ngày Tết
 

10. Thịt kho tàu

Ngày xưa mỗi khi Tết đến thì gia đình nào cũng có một nồi thịt kho tàu đây cũng là một trong những món ăn truyền thống của người Việt Nam. Từ những miếng thịt lợn tươi ngon và những quả trứng cút qua bàn tay nấu nướng khéo léo đã tạo ra một nồi thịt kho tàu thơm ngon và hấp dẫn mọi người cùng ăn trong ngày Tết.

Nhất là trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam lại càng không thể thiếu món thịt kho hột vịt. Với ý nghĩa trên thuận dưới hòa, giàu sang phú quý nếu thiếu món thịt thú vị này thì mâm cơm ngày Tết của người miền Nam sẽ mất đi phong vị.

Thịt kho tàu
Thịt kho tàu
Thịt kho tàu
Thịt kho tàu
11. Thịt ngâm mắm

Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì món thịt ngâm mắm là cách muối thịt phổ biến nhất ở nhiều tỉnh miền Trung. Nguyên liệu có thể là thịt heo hoặc thịt bò đều được, sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã pha nấu theo một tỉ lệ nhất định. Món thịt này ăn có vị mặn, ngọt và thường ăn kèm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm thì ngon tuyệt.

Thịt ngâm mắm
Thịt ngâm mắm
Thịt ngâm mắm
Thịt ngâm mắm
12. Lạp xưởng

Một trong những món phổ biến ở miền Nam mà bất kì ai cũng biết đến đó là món lạp xưởng. Cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, nhu cầu tìm mua lạp xưởng không thể thiếu trong mâm cơm người dân Nam bộ. Với rất nhiều loại lạp xưởng từ tươi, khô, nạc, tôm, cá…

Lạp xưởng có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Một trong những cách mà được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước, không dùng dầu, vừa ngon mà còn tốt cho sức khỏe.

Lạp xưởng
Lạp xưởng
Lạp xưởng
Lạp xưởng
 
13.Canh khổ qua nhồi thịt

Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn thường ngày quen thuộc. Và nó cũng được sử dụng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Không những thế đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết.

Canh khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua nhồi thịt

Canh khổ qua nhồi thịt

14. Chả bò

Trong bàn tiệc thiết đãi khách trong những ngày đầu xuân của người miền Trung thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng. Với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.

Với cách bảo quản dễ dàng và không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị chỉ cần bỏ vào ngăn mát tủ lạnh nên nhà nào cũng có 1 – 2kg để sẵn mỗi khi có khách đến chúc tết là có thể sử dụng được ngay và uống cùng nhau chén rượu ly bia thì ngày tết càng thêm vui mặn nồng đúng không ạ!

Chả bò
Chả bò
Chả bò
Chả bò
15. Dưa món

Không biết ai đặt cho loại thực phẩm toàn rau củ cái tên “dưa món” Có lẽ nguyên liệu làm nên món dưa này rất nhiều như củ cải trắng, cà-rốt, dưa leo, củ kiệu, hành tím, trái su… Tết đến chắc hẳn không thể thiếu món đặc biệt này vì ngày tết nhà nhà đều thịt thà, bánh trái, kẹo mứt la liệt, nên trong bữa cơm, dưa món chính là một “cứu tinh”.

Nếu như miền Bắc trong ngày Tết có dưa hành thì miền Trung lại có dưa món. Được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu… đã tạo nên món ăn ngon không thể cưỡng nổi.

Dưa món
Dưa món
Dưa món
Dưa món
 
TỔNG HỢP
Theo Toplist.vn

Đang xem: Những món ăn đặc trưng ngày Tết

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng