Câu chuyện

Mẹo bảo quản rau củ quả tươi lâu dùng trong mùa dịch COVID

Mẹo bảo quản rau củ quả tươi lâu dùng trong mùa dịch COVID

Tình hình bệnh dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Để đảm an toàn cho bản thân và gia đình, hầu hết mọi người lựa chọn cách tích trữ thức ăn, bảo quản rau củ quả tại nhà, hạn chế ra đường. Tuy nhiên để rau củ quả đảm bảo độ tươi ngon, không nhiễm khuẩn và an toàn với sức khỏe thì không phải ai cũng thực hiện được. Hãy cùng tìm hiểu những mẹo hay hữu ích ngay dưới đây bạn nhé!

1. Bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh thường gặp phải những hiện tượng gì?

Cuộc sống hiện đại khiến con người ta vội vã, theo đó tiết kiệm thời gian luôn là ưu tiên hàng đầu. Bệnh dịch càng khiến cuộc sống của chúng ta đảo lộn khi không thể thoải mái ra đường, đi chợ hay siêu thị để lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Vậy nên biết cách bảo quản rau củ quả là điều vô cùng hữu ích. Khi bảo quản rau củ quả cũng thường gặp phải những hiện tượng dưới đây.

1.1. Hiện tượng chín

Mục đích chính của việc bảo quản rau củ quả chính là làm chậm quá trình rau củ “lão hóa” do liên tục “hô hấp” sau khi thu hoạch. Chính việc hô hấp với cường độ cao dẫn đến hiện tượng chín của rau củ, và chúng ta thực hiện các công đoạn bảo quản rau củ quả để kéo dài thời gian và kìm hãm quá trình hô hấp này, giúp giảm tốc độ chín hay nảy mầm của thực phẩm.

Mẹo bảo quản rau củ quả tươi lâu dùng trong mùa dịch COVID-2
Bảo quản rau củ quả

1.2. Xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn

Nguyên nhân rau củ quả bị thối rữa là do sự tấn công của vi khuẩn và nấm mốc. Dù bạn có thể kéo dài được quá trình chín nhưng nếu nhiễm khuẩn thì thực phẩm rất nhanh sẽ bị thối. Do đó để bảo quản rau củ quả được lâu dài, điều chúng ta cần làm là ngăn chặn quá trình phát triển của vi sinh vật giúp thực phẩm tươi ngon và đảm bảo an toàn với sức khỏe.

2. Đâu là yếu tố ảnh hưởng tới quy trình bảo quản rau củ quả

Quy trình bảo quản rau củ quả cần quan tâm tới các yếu tố chủ yếu tác động đến thực phẩm là nhiệt độ và độ ẩm. Ngoài ra còn một số tác động khác trong không khí có thể làm ảnh hưởng tới quá trình bảo quản.

2.1. Nhiệt độ

Là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động mạnh tới tốc độ sinh hóa trong thực phẩm. Nhiệt độ thấp làm chậm tốc độ phản ứng hô hấp cũng như ức chế sự phát triển của nhiều loại sinh vật. Do đó đồ ăn được bảo quản trong tủ lạnh sẽ dùng được lâu hơn.

2.2. Độ ẩm

Độ ẩm là yếu tố khá “khó nhằn” trong khi bảo quản rau củ quả. Bởi độ ẩm thấp làm tăng cường độ hô hấp dễ khiến rau củ quả mất nước, xảy ra tình trạng héo.

Ngược lại độ ẩm cao sẽ giúp hạn chế quá trình hô hấp của rau củ, hạn chế mất nước và héo nhưng lại là môi trường cho vi sinh vật phát triển ở rau củ quả.

Biện pháp để giải quyết vấn đề này là màng bọc thực phẩm hoặc hộp kín đựng thực phẩm. Những công cụ hỗ trợ này giúp hạn chế sự mất nước trong môi trường độ ẩm thấp.

3. Các phương pháp bảo quản rau củ quả tươi trong tủ lạnh

Mẹo bảo quản rau củ quả tươi lâu dùng trong mùa dịch COVID-4
Bảo quản rau củ quả tươi lâu trong tủ lạnh

Tủ lạnh là công cụ làm mát nhưng lại hút ẩm khiến các loại rau củ quả dễ bị héo. Để khắc phục điều này bạn có thể bỏ rau vào túi kín với khăn giấy ướt trước khi cho vào tủ lạnh để rau được cung cấp ẩm và tươi lâu.

Đối với các loại hoa quả, khi chọn mua bạn nên tìm những loại quả cầm nặng tay, vỏ ngoài tươi và căng mọng để đảm bảo quả không sâu bệnh. Sau đó bỏ quả vào túi nhựa kín và cất trong ngăn mát tủ lạnh có thể giữ quả tươi lâu hơn. Riêng với bưởi bạn nên cất giữ trong túi lưới hoặc rổ và để vào nơi thoáng mát, túi nilong khiến bưởi nhanh bị hỏng.

Nhiệt độ tủ lạnh cũng nên được điều chỉnh hợp lí ở mức 1-4 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển mạnh, ngược lại nếu để nhiệt độ thấp khiến rau củ quả đóng băng. Thời gian bảo quản rau củ quả cũng không giống nhau và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố , thông thường có thể bảo quản thực phẩm từ 3-7 ngày.

Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh vì có thể gây úng hay thối rữa khiến vi khuẩn phát triển mạnh. Nếu bạn có thói quen rửa rau ngay khi mua về thì cần phải để ráo nước trước khi cất vào tủ lạnh. Cùng với đó bạn cũng nên bảo quản rau củ quả vào hộp hoặc ngăn riêng bởi trái cây thường sinh ra khí ethylen trong quá trình chín, khi hấp thụ phải chất này khiến rau dễ úa vàng, hư hỏng, đổi vị.

4. Cách bảo quản rau củ quả không cần tủ lạnh

Một số loại rau củ quả không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên để giữ chúng được tươi lâu trong nhiệt độ thường cũng cần sử dụng một số mẹo dưới đây:

– Chỉ nên rửa trái cây ngay trước khi ăn vì nước sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Để bảo quản trong nhiệt độ thường cần để rau củ ráo nước.

Mẹo bảo quản rau củ quả tươi lâu dùng trong mùa dịch COVID-3
Phương pháp bảo quản rau củ quả KHÔNG CẦN tủ lạnh

– Với khoai tây, cà chua và hành tây nếu bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến chúng bị mất hương vị ban đầu.

– Khi không có tủ lạnh mà lại cần bảo quản các loại rau xanh, bạn có thể cất giữ chúng trong túi kín với không khí để tránh rau bị úa.

– Các loại trái cây thuộc họ cam có thể được bảo quản trong túi nhựa đục lỗ hiệu quả.

Trong mùa dịch giải pháp tối ưu nhất là nấu ăn tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Cách bảo quản rau củ quả được chúng tôi chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp bạn có thể tích trữ thực phẩm giúp bữa ăn gia đình trong ngày dịch thêm phần trọn vẹn.

Theo Bepbep.vn

Đang xem: Mẹo bảo quản rau củ quả tươi lâu dùng trong mùa dịch COVID

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng